Chuyển đổi số – Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
- 04/09/2024 14:00
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số – Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng HàGiai đoạn 1954 – 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học – kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Ảnh: Hoàng MinhLực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. 3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế – xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại – “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây:Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo… đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích lũy, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người – nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.Hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay ở Trường Sa. Ảnh: QĐNDĐất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại.TÔ LÂM (Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)Nguồn: Vietnamnet.vn
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
- 29/07/2024 15:32
Ngày 29/7/2024, Cục Thống kê thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới Tham dự Hội nghị có: Các Ông (Bà) Lãnh đạo Cục; BCH Đảng ủy; BCH Công đoàn; BCH Chi Đoàn thanh niên; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục; Kế toán trưởng. Đặc biệt Hội nghị có sự hiện diện của Ông Đậu Ngọc Hùng - Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và Thủy sản (Nguyên Cục Trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội). Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Cục Thống kê, Ôngc Hoàng Văn Thức - Phó Cục trưởng trình bày báo cáo sơ kết công tác thống kê 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Báo cáo đã nêu lên những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024 trên các mặt công tác: (1) Công tác bảo đảm thông tin thống kê; (2) Công tác PPCĐ thống kê, thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt nam và các Đề án, nhiệm vụ lớn của ngành; (3) Ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, pháp chế, tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra; (4) Công tác tổ chức cán bộ và thi đua khen thưởng; (5) Công tác quản lý tài chính, đầu tư; (6) Công tác quản lý, điều hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế làm việc của cơ quan. Đồng thời báo cáo cũng đã nêu ra những hạn chế, tồn tại và đưa ra đề xuất, kiến nghị, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, trong đó nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để thực hiện. Cũng tại Hội nghị, Ông Hoàng Văn Thức - Phó Cục trưởng, Triển khai giới thiệu một số nội dung cuộc Điều tra thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cấp huyện năm 2024; Bà Nguyễn Thúy Chinh - Phó Cục trưởng, Triển khai một số nội dung về hướng dẫn phương pháp tính chỉ tiêu Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn cấp huyện. Tiếp theo Bà Đỗ Thị Thu Hà - Trưởng phòng Thu thập thông tin thống kê triển khai một số nội dung liên quan đến các cuộc điều tra thực hiện trong thời gian tới.Tại Hội nghị đã có 05 tham luận của các đơn vị: Phòng Thống kê xã hội; Các Chi cục Thống kê: Quận Long Biên, quận Hoàng Mai, huyện Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức. Các tham luận đã nêu lên được những kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2024, những tồn tại, hạn chế và có những đề xuất, kiến nghị để giúp đơn vị hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao trong những tháng cuối năm 2024. Thay mặt lãnh đạo Cục, Ông Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng phụ trách, đã trả lời trực tiếp các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị và giao các đơn vị liên quan thực hiện. Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và nghiêm túc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp. Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7 của Cục Thống kê thành phố Hà Nội
- 25/07/2024 09:41
Với đạo lý Uống nước nhớ nguồn, đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ngày 24/7/2024, đoàn công tác của Cục Thống kê TP Hà Nội do đồng chí Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê TP Hà Nội làm trưởng đoàn, các đồng chí BCH Đảng bộ, BCH Công đoàn, Chi đoàn Thanh niên, Trưởng các đơn vị cơ quan Cục, Chi Cục Thống Quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Hà Nội. Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh các Anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác đã dâng hương, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sỹ trong những cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc vì độc lập, tự do của dân tộc. Đồng thời, Cục Thống kê TP Hà Nội cũng cử đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Thúy Chinh - Phó Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn Cục Thống kê TP Hà Nội làm trưởng đoàn cùng các đồng chí ủy viên BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn Thanh niên cơ quan Cục Thống kê tổ chức tri ân gia đình liệt sỹ Phạm Gia Nguyên và bà mẹ Việt Nam anh hùng Vũ Thị Ngành tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Trong những năm tháng hào hùng của dân tộc, nhiều cán bộ Ngành thống kê Hà Nội đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong đó có đồng chí Phạm Gia Nguyên, nguyên cán bộ Phòng Thống kê Xã hội đã anh dũng hy sinh năm 1970. Cụ bà Vũ Thị Ngành có hai con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đây là hoạt động hàng năm của Cục Thống kê thành phố Hà Nội. Tại gia đình, Đoàn đã thắp hương, tri ân liệt sỹ Phạm Gia Nguyên và bà mẹ Việt Nam anh hùng Vũ Thị Ngành. Đồng chí Nguyễn Thúy Chinh thay mặt lãnh đạo Cục Thống kê đã gửi lời thăm hỏi ân cần, cùng với đó là bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh, mất mát của gia đình. Một số hình ảnhĐoàn Cục Thống kê TP Hà Nội do đồng chí Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Đoàn Cục Thống kê TP Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thúy Chinh - Phó Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn tri ân gia đình liệt sỹ Phạm Gia Nguyên và bà mẹ Việt Nam anh hùng Vũ Thị Ngành tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình
Cục Thống kê TP Hà Nội tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024
- 28/06/2024 16:47
Chiều ngày 28/06/2024, Cục Thống kê thành phố Hà Nội đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội Thành phố 6 tháng đầu năm 2024. Ông Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê thành phố Hà Nội chủ trì buổi Họp báo. Tham dự buổi Họp báo có lãnh đạo các Sở, ban ngành của Thành phố; báo Hà Nội Mới; Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; báo Kinh tế và Đô thị; báo Quốc phòng Thủ đô, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Tạp chí Con số và sự kiện, Tổng cục Thống kê; các Phó Cục trưởng, lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục. Tại buổi Họp báo, ông Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê Thành phố đã thông báo tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024, cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,53%; quý II tăng 6,44%). Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay tăng nhẹ so với mức tăng 5,86% của cùng kỳ năm trước nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, xuất khẩu gặp khó khăn, sức mua thị trường nội địa chững lại, mức tăng trưởng quý II cao hơn 0,91 điểm % so với quý I là rất quan trọng và đáng ghi nhận. Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tính tăng 6,55% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,91%; quý II tăng 7,15%), đóng góp 4,41 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp nhiều vào mức tăng trưởng GRDP 6 tháng như: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 18,86%, đóng góp 0,7 điểm % vào mức tăng chung; bán buôn, bán lẻ tăng 8,91%, đóng góp 0,91 điểm %; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 7,78%, đóng góp 0,13 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,31%, đóng góp 0,6 điểm %; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ tăng 6,29%, đóng góp 0,4 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,23%, đóng góp 0,24 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 5,2%, đóng góp 0,44 điểm %; thông tin, truyền thông tăng 4,77%, đóng góp 0,72 điểm %. Các ngành dịch vụ khác tiếp tục duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 4,55%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 3,81%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,26%; kinh doanh bất động sản tăng 2,82%; dịch vụ khác tăng 0,67%. Khu vực công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 5,37% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,12%; quý II tăng 5,57%), đóng góp 1,04 điểm % vào mức tăng GRDP. Ngành công nghiệp những tháng đầu năm gặp khó khăn do nhiều ngành sản phẩm chủ lực sụt giảm, bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng; ước 6 tháng giá trị tăng thêm đạt 5,33%, đóng góp 0,66 điểm %, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,53%, đóng góp 0,5 điểm %; sản xuất phân phối điện tăng 15,45%, đóng góp 0,11 điểm %; hoạt động cung cấp nước và xử lý, nước thải tăng 8,63%, đóng góp 0,05 điểm %. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm ước tăng 5,45%, đóng góp 0,38 điểm % vào mức tăng chung. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính tăng 2,94% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I tăng 4,19%; quý II tăng 1,90%), đóng góp 0,07 điểm % vào mức tăng GRDP. Những tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố không xuất hiện dịch bệnh lớn, hoạt động tái đàn được quan tâm, đàn lợn hiện có tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm tăng 1,4%; đàn trâu tăng 2,1%. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gieo cấy lúa chất lượng cao; mở rộng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh; tăng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, rau hữu cơ. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 0,48 điểm % mức tăng GRDP chung. Cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,3%; khu vực dịch vụ chiếm 66,91%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,61% (cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tương ứng là: 2,20%; 20,79%; 66,21% và 10,80%). Hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố trong quý II/2024 có những tín hiệu khả quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý II ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 13,5% so với quý trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; nhập khẩu đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9%. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố 6 tháng đầu năm 2024 đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn Nhà nước đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7%; vốn ngoài nhà nước đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 14,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm nay đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 30,7% kế hoạch năm, trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1% và đạt 26,4%; NSNN cấp huyện thực hiện 13,2 nghìn tỷ đồng, tăng 31,1% và đạt 34,4%; NSNN cấp xã thực hiện 1,2 tỷ đồng, tăng 62,6% và đạt 35,2%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1.165 triệu USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 120 dự án với số vốn đạt 1.036 triệu USD; 78 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 55 triệu USD; 104 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 74 triệu USD). Đăng ký doanh nghiệp Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội có 15,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 149,2 nghìn tỷ đồng, giảm 3%; hơn 6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 17%; thực hiện thủ tục giải thể cho gần 2,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 14%; gần 17 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 26%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 252,1 nghìn tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thu nội địa 237,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,8% dự toán và tăng 12,8%; thu từ dầu thô 2 nghìn tỷ đồng, đạt 66,5% và tăng 3,1%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 12,3 nghìn tỷ đồng, đạt 45,6% và tăng 9,2%. Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 48 nghìn tỷ đồng, đạt 32,8% dự toán năm và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi thường xuyên 25,1 nghìn tỷ đồng, đạt 43,8% và tăng 10,6%; chi đầu tư phát triển 22,9 nghìn tỷ đồng, đạt 28,2% và tăng 43,6%. Hoạt động huy động vốn đến cuối tháng 6/2024, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.322 nghìn tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và giảm 0,26% so với thời điểm kết thúc năm 2023. Tổng dư nợ tín dụng đến 30/6/2024 đạt 3.832 nghìn tỷ đồng, tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 5,95% so với thời điểm kết thúc năm 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 0,66% so với tháng 12/2023 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Một số vấn đề xã hội: 6 tháng đầu năm nay, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 124,9 nghìn lao động, đạt 75% kế hoạch năm và tăng 10% cùng kỳ năm trước, trong đó Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 2,1 nghìn tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 37,3 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 128 phiên giao dịch việc làm giúp 8,7 nghìn người tìm được việc sau khi kết thúc phiên giao dịch; có 2,2 nghìn người được giải quyết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 76,7 nghìn người tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 35,9 nghìn người với số tiền hỗ trợ 1.088 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vấn tìm việc làm mới, trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 385 người với số tiền 1,5 tỷ đồng. Công tác bảo đảm an sinh xã hội trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 5,2 nghìn hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công; tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công là 1.252 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.094 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần 88 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 35 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, Thành phố đã khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 686 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 15 huyện, thị xã đạt 94,7% kế hoạch năm, trong đó 272 nhà đã hoàn thành với tổng số tiền giải ngân 30,8 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành 100% kế hoạch sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trước 30/9/2024. Tình hình dịch bệnh trong tháng Sáu, trên địa bàn Thành phố không ghi nhận ổ dịch lớn, số ca mắc dịch bệnh mùa Hè giảm mạnh so với tháng trước. Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được Thành phố quan tâm thực hiện. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố, ghi nhận 745 trường hợp mắc Sốt xuất huyết (cùng kỳ 2023 có 360 ca mắc); bệnh Tay chân miệng 1.472 ca mắc (cùng kỳ 764 ca mắc); bệnh thủy đậu 627 ca mắc (cùng kỳ 1.678 ca mắc); số ca mắc Covid-19 ghi nhận 667 ca mắc (cùng kỳ 16,3 nghìn ca mắc); ho gà 116 ca mắc. Các bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện rải rác không đáng kể, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Hoạt động văn hóa, thể thao trong 6 tháng đầu năm, Thành phố tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm với hình thức phong phú, đa dạng; đăng 529 tin, bài tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên các báo, tạp chí (in và điện tử) thành phố Hà Nội đăng Chuyên mục “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô”; gửi 19 tin, bài tới gần 10,3 triệu lượt người sử dụng Zalo; đăng 19 tin bài trên mạng xã hội Lotus; lan tỏa 215 tin, bài trên các trang thông tin điện tử tổng hợp có lượng người truy cập lớn như baomoi, soha. Thực hiện trang trí tuyên truyền trên pano các loại bao gồm các cụm pano tranh cổ động cố định tấm lớn, cụm pano vừa và nhỏ tại các dải phân cách, tuyến đường khu vực trung tâm Thành phố. 6 tháng đầu năm, thể thao thành tích cao Hà Nội đạt 1.064 huy chương trong đó: 52 huy chương tại các giải đấu quốc tế (7 huy chương Vàng, 20 huy chương Bạc, 25 huy chương Đồng) và 1.012 huy chương trong nước (389 huy chương Vàng, 316 huy chương Bạc, 307 huy chương Đồng). Thể thao quần chúng tiếp tục được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã với các giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Tại buổi họp báo, Ông Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê đã trả lời câu hỏi của các phóng viên, biên tập viên báo chí và truyền thông liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội của Thành phố. Một số hình ảnh tại buổi Họp báoÔng Vũ Văn Tấn - Phó Cục Trưởng phụ trách Cục Thống kê TP Hà Nội chủ trì buổi họp báoToàn cảnh buổi họp báo
Hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về công tác cán bộ
- 30/05/2024 16:10
Ngày 30/5/2024, tại Cục Thống kê TP Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục Thống kê về việc giao nhiệm vụ Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê thành phố Hà Nội đối với Ông Vũ Văn Tấn và chúc mừng Ông Đậu Ngọc Hùng, Cục trưởng nhận nhiệm vụ mới tại Tổng cục Thống kê. Hội nghị có sự hiện diện của: - Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc TCTK: Vụ Thống kê giá, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng TCTK. - Các ông (bà) Lãnh đạo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục và Trưởng các tổ chức đoàn thể và toàn thể công chức, người lao động cơ quan Cục. * Trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê TP Hà Nội đối với Ông Vũ Văn Tấn. Tại Hội nghị, thừa ủy quyền của Tổng cục trưởng, Bà Phan Thị Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thống kê đọc Quyết định của Tổng cục trưởng TCTK về việc giao nhiệm vụ Phụ trách Cục Thống kê thành phố Hà Nội đối với Ông Vũ Văn Tấn. Tiếp theo Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Vũ Văn Tấn và tặng hoa chúc mừng. Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Trung Tiến thể hiện rõ sự đồng tình, nhất trí và tin tưởng vào khả năng lãnh đạo, chỉ đạo của Ông Vũ Văn Tấn, đồng thời nhấn mạnh trên cương vị mới, Ông Vũ Văn Tấn với trách nhiệm của người đứng đầu, tiếp tục gương mẫu, phát huy tốt năng lực của bản thân trong việc điều hành tập thể Cục Thống kê thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, giữ vững được uy tín đã gây dựng được với lãnh đạo thành phố Hà Nội. Tập thể Cục Thống kê thành phố Hà Nội tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, kế thừa những thành quả đã đạt được để đơn vị ngày càng phát triển hơn; đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, xử lý số liệu; nâng cao chất lượng báo cáo, phân tích và dự báo thống kê; tăng cường phối hợp và chia sẻ, xử lý thông tin với các Sở, ngành để tham mưu giúp Lãnh đạo Thành ủy, Lãnh đạo UBND, Tổng cục Thống kê đánh giá sát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phát biểu nhận nhiệm vụ, Ông Vũ Văn Tấn trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã tin tưởng giao nhiệm vụ mới, là người đứng đầu ngành Thống kê Hà Nội. Ông mong được các đồng chí, đồng nghiệp ủng hộ, phối hợp và giúp đỡ để ông hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trên cương vị mới với trách nhiệm hết sức nặng nề, Ông hứa với Lãnh đạo Tổng cục Thống kê sẽ đem hết tâm huyết, kinh nghiệm của mình cố gắng cùng toàn thể công chức xây dựng và duy trì ngành Thống kê Hà Nội thật sự đoàn kết, ổn định và phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành, của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố giao. * Chúc mừng Ông Đậu Ngọc Hùng nhận nhiệm vụ mới: Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Tại hội nghị, Ông Hoàng Văn Thức - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội thay mặt Đảng ủy và Lãnh đạo Cục tóm tắt quá trình công tác và cống hiến của Ông Đậu Ngọc Hùng trong thời gian hơn 5 năm giữ cương vị Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội. Phát biểu tại Hội nghị, Ông Đậu Ngọc Hùng cám ơn Tổng cục Thống kê, Đảng ủy và Lãnh đạo Cục Thống kê đã có những nhận xét, đánh giá về mình, đồng thời đồng tình với Quyết định của Tổng cục Thống kê đã giao nhiệm vụ cho Ông Vũ Văn Tấn và tin tưởng Ông Vũ Văn Tấn cùng Lãnh đạo và công chức, người lao động Cục Thống kê sẽ tiếp tục cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng cục Thống kê, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố giao. Ông cũng cám ơn các đồng nghiệp đã quan tâm, ủng hộ, phối hợp tốt từ khi được điều động bổ nhiệm về làm Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội đến nay. Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đại diện các đơn vị thuộc Tổng Cục Thống kê và các đơn vị thuộc Cục Thống kê thành phố Hà Nội đã gửi tới Ông Vũ Văn Tấn và Ông Đậu Ngọc Hùng những bó hoa tươi thắm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Một số hình ảnh Hội nghịBà Phan Thị Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TCTK đọc Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê Hà Nội Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã trao Quyết định bổ nhiệm, tặng hoa và giao nhiệm vụ ông Vũ Văn TấnÔng Vũ Văn Tấn phát biểu nhận nhiệm vụÔng Hoàng Văn Thức - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội thay mặt Đảng ủy và Lãnh đạo Cục tóm tắt quá trình công tác và cống hiến của Ông Đậu Ngọc Hùng Ông Đậu Ngọc Hùng phát biểu tại Hội nghịÔng Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và đại diện một số đơn vị thuộc TCTK tặng hoa chúc mừng Ông Đậu Ngọc Hùng và Ông Vũ Văn TấnĐảng ủy, Lãnh đạo Cục và các đơn vị tặng hoa Ông Đậu Ngọc Hùng và Ông Vũ Văn TấnToàn cảnh Hội nghị
Hội nghị Ban Thường vụ đảng ủy Khối các Cơ quan thành phố Hà Nội làm việc với Đảng ủy Cục Thống kê Hà Nội
- 24/05/2024 16:38
Sáng ngày 24/5/2024, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội về làm việc với Đảng ủy Cục Thống kê về kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2024 Tham dự Hội nghị có: - Về phía Đảng ủy Khối: Đ/c Doãn Trung Tuấn - Bí thư Đảng ủy Khối; Đ/c Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối; Các đ/c Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, đ/c Chánh văn phòng Đảng ủy Khối, chuyên viên theo dõi đảng ủy Cục Thống kê. - Về phía Đảng ủy Cục Thống kê: Các đ/c BCH Đảng bộ, các đ/c Bí thư Chi bộ trực thuộc và đ/c giúp việc cấp ủy. Đ/c Doãn Trung Tuấn - Bí thư Đảng ủy Khối và Đ/c Đậu Ngọc Hùng – Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thống kê chủ trì Hội nghị. Tại buổi làm việc, đ/c Hoàng Văn Thức - Phó Bí thư Đảng ủy Cục Thống kê đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2024. Trong đó, đã khái quát về Cục Thống kê, các tổ chức Đảng, đoàn thể và nêu rõ Cục Thống kê TP đã tổ chức triển khai các cuộc điều tra thống kê thường xuyên theo đúng phương án quy định; cùng với việc điều tra thường xuyên, Cục Thống kê đã tổ chức thực hiện 02 cuộc điều tra của Thành phố (Điều tra thu thập thông tin về lao động phục vụ phân loại đô thị năm 2024 theo Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 21/02/2024 của UBND thành phố Hà Nội; Điều tra thu thập thông tin thống kê các chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2024 theo nhiệm vụ được phân công trong Chương trình công tác số 03, 05 của Thành ủy), đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ như: biên soạn báo cáo kinh tế - xã hội hàng tháng; cung cấp và phổ biến thông tin thống kê phục vụ Thành phố; thực hiện Chiến lược phát triển thống kê; Công tác xây dựng đảng, củng cố tổ chức cơ sở đảng; Công tác kiểm tra giám sát... Báo cáo đã thẳng thắn nêu 03 hạn chế còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân tồn tại, hạn chế và có 2 đề xuất, kiến nghị với Đảng ủy Khối. Tại Hội nghị, Đảng ủy Cục Thống kê cũng đã đặt ra phương hướng, nhiệm vụ trong tâm 7 tháng cuối năm 2024 của Đảng ủy. Tiếp theo các đ/c Đảng ủy viên và các đ/c Bí thư Chi bộ đã tham luận và nêu rõ hơn một số nội dung trong báo cáo như: thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác đảng và có một số đề xuất kiến nghị. Sau đó đ/c Đậu Ngọc Hùng - Bí thư Đảng ủy Cục Thống kê cũng phát biểu trao đổi thảo luận cụ thể chi tiết về nhiệm vụ của Cục Thống kê đối với Thành phố, nêu bật những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của Đảng ủy. Để làm rõ hơn những trao đổi, thảo luận của Đảng ủy Cục Thống kê, các đ/c trong Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã có những trao đổi cụ thể với đảng ủy Cục Thống kê về công tác văn phòng, công tác tuyên giáo, công tác tổ chức, công tác kiểm tra... Kết luận buổi làm việc, Bí thư Đảng ủy Khối Doãn Trung Tuấn ghi nhận, biểu dương kết quả, đóng góp của ngành Thống kê đối với sự phát triển của TP và đánh giá cao sự thẳng thắn và tinh thần tự phê bình của Cục Thống kê khi chỉ ra 03 hạn chế; đồng chí cũng đề nghị Đảng ủy Cục Thống kê tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho người làm công tác thống kê cấp xã; rà soát, cập nhật các quy chế và làm tốt công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp... Đ/c cũng đã ghi nhận và tiếp thu đề xuất, kiến nghị của Đảng ủy Cục Thống kê và giao các Ban Đảng thực hiện. Đ/c Đậu Ngọc Hùng thay mặt Đảng ủy Cục Thống kê đã tiếp thu những ý kiến kết luận và chỉ đạo của đ/c Doãn Trung Tuấn, Đảng ủy Cục sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ đảng trong thời gian tới, đồng thời bày tỏ mong muốn Đảng ủy Khối tiếp tục quan tâm, hướng dẫn Đảng ủy Cục Thống kê về công tác đảng trong thời gian tới. Một số hình ảnh Hội nghịĐ/c Doãn Trung Tuấn - Bí thư Đảng ủy Khối và Đ/c Đậu Ngọc Hùng – Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thống kê chủ trì Hội nghịĐ/c Hoàng Văn Thức - Phó Bí thư Đảng ủy Cục Thống kê báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2024Các Đ/c Đảng ủy viên Cục Thống kê phát biểuĐ/c Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối và các Đ/c trong Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trao đổi cụ thể với đảng ủy Cục Thống kê Đ/c Bí thư Đảng ủy Khối Doãn Trung Tuấn phát biểu kết luận và chỉ đạoĐ/c Đậu Ngọc Hùng - thay mặt Đảng ủy Cục Thống kê đã tiếp thu những ý kiến kết luận và chỉ đạo của đ/c Doãn Trung Tuấn
Lễ trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và chúc mừng ông Trần Xuân Lữ, nguyên Cục trưởng Cục Thống kê TP Hà Nội
- 09/05/2024 16:55
Ngày 9/5/2024, Đảng uỷ - Lãnh đạo Cục Thống kê đã tới dự Lễ trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và chúc mừng ông Trần Xuân Lữ, nguyên Cục trưởng Cục Thống kê TP Hà Nội. Tham gia đoàn công tác có: ông Đậu Ngọc Hùng - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng cùng các ông bà Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Cục Thống kê TP Hà Nội. Ông Trần Xuân Lữ sinh năm 1931, vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1949. Trải qua một số năm công tác tại Cục Thống kê tỉnh Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh), năm 1978 Ông về công tác tại Cục Thống kê TP Hà Nội. Từ năm 1978 đến năm 1993 Ông là Phó Cục trưởng, sau đó là Cục trưởng Cục Thống kê TP Hà Nội. Tặng hoa và chúc mừng ông Trần Xuân Lữ, Lãnh đạo Cục Thống kê TP Hà Nội khẳng định Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng là niềm vinh dự, tự hào của ông Trần Xuân Lữ, đồng thời là niềm vui chung, niềm tự hào của Đảng bộ và các thế hệ cán bộ công chức Cục Thống kê thành phố Hà Nội. Một số hình ảnh tại buổi Lễ:Ông Đậu Ngọc Hùng - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng tặng hoa chúc mừng ông Trần Xuân LữCác đồng chí Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Cục Thống kê TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng ông Trần Xuân Lữ
Trao giải cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe” năm 2024
- 03/05/2024 15:09
Thực hiện Kế hoạch số 170/KH-CTK ngày 01/4/2024 của Cục Thống kê thành phố Hà Nội về Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024); 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10-2024); 68 năm ngày thành lập ngành Thống kê Hà Nội (28/3/1956-28/3/2024); 78 năm ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam (6/5/1946-6/5/2024); … Công đoàn Cục Thống kê thành phố Hà Nội phát động cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe” nhằm khuyến khích tinh thần thể dục thể thao vì sức khỏe của Đoàn viên công đoàn cơ quan Cục Thống kê; tạo không khí thi đua, vui tươi, phấn khởi trong cơ quan Cục Thống kê; kết quả cuộc thi là chất xúc tác, tạo động lực để các Đoàn viên hăng hái thi đua, rèn luyện, phấn đấu trên từng lĩnh vực công tác, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành. Sau thời gian phát động, cuộc thi đã thu hút 100% đoàn viên công đoàn tham gia. Với sự thành công của Cuộc thi sẽ là động lực giúp các phong trào thi đua trong công tác Công đoàn của Cục ngày càng phát triển. Ngày 02 tháng 5 năm 2024 Công đoàn Cục Thống kê TP. Hà Nội đã tổ chức trao giải cho các tập thể và cá nhân đạt giải với kết quả như sau: I. Giải tập thể - 01 Giải Nhất thuộc về Tổ Công đoàn Phòng Thống kê Tổng hợp; - 01 Giải Nhì thuộc về Tổ Công đoàn Phòng Tổ chức - Hành chính; - 01 Giải Ba thuộc về Tổ Công đoàn Phòng Thu thập thông tin thống kê; - 02 Giải Khuyến khích thuộc về Tổ Công đoàn Phòng Thống kê Kinh tế và Phòng Thống kê Xã hội. II. Giải cá nhân - 01 Giải Nhất thuộc về đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi - Tổ Công đoàn Phòng Tổ chức - Hành chính; - 01 Giải Nhì thuộc về đồng chí Vũ Thành Nam - Tổ Công đoàn Phòng Tổ chức - Hành chính; - 01 Giải Ba thuộc về đồng chí Nguyễn Tiến Nam - Tổ Công đoàn Phòng Thống kê Tổng hợp - 01 Giải Nam Vận động viên cao tuổi nhất thuộc về đồng chí Vũ Văn Tấn - Tổ Công đoàn Phòng Thu thập thông tin thống kê; - 01 Giải Nữ Vận động viên cao tuổi nhất thuộc về đồng chí Triệu Thị Phương Thảo - Tổ Công đoàn Phòng Thống kê Kinh tế; - 01 Giải Vận động viên có số bước thực tế nhiều nhất thuộc về đồng chí Nguyễn Văn Chính - Tổ Công đoàn Phòng Thu thập thông tin thống kê; - 08 Giải Vận động viên có số bước chân kiên trì nhất. Một số hình ảnh tại lễ trao giải:Bà Nguyễn Thúy Chinh - Chủ tịch Công đoàn cơ quan, Phó Cục trưởng trao giải tập thể cho các đơn vị đạt thành tích caoÔng Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các cá nhân đạt giảiBà Nguyễn Thúy Chinh trao giải cá nhân cho vận động viên cao tuổi nhất và vận động viên có số bước chân thực tế nhiều nhấtÔng Hoàng Văn Thức - Phó Cục trưởng trao giải cho 8 vận động viên có số bước chân kiên trì nhất
Sáng 1/4/2024, Tổng cục Thống kê tổ chức Lễ ra quân Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- 01/04/2024 12:29
Thực hiện Kế hoạch Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, sáng ngày 01/4/2024, tại quận Tây Hồ, Tổng cục Thống kê đã tổ chức lễ ra quân Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Cuộc Điều tra được thực hiện từ ngày 01/4 đến hết ngày 30/4/2024 nhằm thu thập thông tin về dân số và nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2026 - 2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết. Cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; làm cơ sở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2020 - 2024; cập nhật kho dữ liệu dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý phục vụ nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi cả nước và từng địa phương; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.Vừa Tham dự Lễ ra quân, về phía Tổ công tác Trung ương có Đ/c Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổ trưởng tổ công tác TW và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Về phía Thành phố có Đ/c Đậu Ngọc Hùng - Cục trưởng Cục Thống kê, Tổ trưởng tổ công tác Thành phố; Lãnh đạo Cục Thống kê Hà Nội; Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ; các điều tra viên quận Tây Hồ, giám sát viên Thành phố và giám sát viên quận Tây Hồ cùng đông đảo các cơ quan thống tấn báo chí Trung ương và địa phương. Phát biểu tại lễ ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, đây là cuộc điều tra quy mô rất lớn, đối tượng cuộc điều tra là các hộ dân cư, thông tin về nhà ở của hộ dân cư. Đáng lưu ý, trong cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, Tổng cục Thống kê sẽ điều tra nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư, bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, người có quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ở tại các hộ. Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu, Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh chóng. Việc thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch ngành cũng như Kế hoạch Hành động Quốc gia về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đến năm 2030 phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống số liệu, thống kê chất lượng và tin cậy nhằm xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội và phát triển bền vững. Chính vì vậy, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới với dân số trên 100 triệu người. Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể về nhân khẩu học với tình trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng. Cuộc điều tra lần này sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng chưa có trong cơ sở dữ liệu dân số hiện tại hoặc các nguồn dữ liệu hành chính khác, như lịch sử sinh sản của phụ nữ, tử vong, di cư, mất cân bằng giới tính khi sinh, khuyết tật, hôn nhân/tảo hôn, trình độ học vấn, lực lượng lao động và nhà ở”, ông Matt Jackson nhấn mạnh. Phát biểu tại Lễ ra quân, ông Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: Tây Hồ là một trong trong những quận nội thành với 9.037 hộ được lập bảng kê tại 63 địa bàn điều tra, 1.890 hộ điều tra, trong đó có nhiều hộ kinh doanh buôn bán, các khu căn hộ cao cấp, hộ người nước ngoài sinh sống nên điều tra viên khó tiếp cận và khai thác thông tin. Qua cuộc điều tra sẽ thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình dân số và nhà ở, giúp cho quận xây dựng được những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ông Đậu Ngọc Hùng - Cục trưởng Cục thống kê Hà Nội cho biết: Cuộc điều tra này có quy mô lớn, nhằm cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2025; cập nhật kho dữ liệu dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý phục vụ nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi thành phố Hà Nội; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế. Nhấn mạnh về ý nghĩa lần đầu tiên Điều tra dân số và nhà ở thực hiện thu thập thông tin của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, ông Đậu Ngọc Hùng cho rằng: Riêng đối với công tác chỉ đạo, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội thì kết quả của cuộc Điều tra có ý nghĩa quan trọng giúp lãnh đạo các cấp có được bức tranh tổng thể về dân số, nhà ở để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và xây dựng kế hoạch phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Xác định được vai trò, ý nghĩa của cuộc Điều tra nên khi nhận được phương án, kế hoạch tiến hành cuộc Điều tra và báo cáo của Cục Thống kê, UBND Thành phố đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thành phố Hà Nội do đồng chí Cục trưởng Cục Thống kê làm Tổ trưởng cùng sự tham gia của một số Sở ngành liên quan (như Công an Thành phố, các Sở: Tư pháp, Xây dựng, LĐTBXH, Y tế), đồng thời yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp với Cục Thống kê để thực hiện tốt cuộc Điều tra. Đến nay, thành phố Hà Nội đã lập bảng kê 380 nghìn hộ tại 2.441 địa bàn điều tra (1.948 địa bàn điều tra phiếu ngắn và 493 địa bàn điều tra phiếu dài), với 73.230 phiếu điều tra (trong đó 58.440 phiếu ngắn, 14.790 phiếu dài).Toàn Thành phố đã trưng tập 1.246 người tham gia làm điều tra viên và giám sát viên (Điều tra viên 1039 người, giám sát viên các cấp 207 người).Một số hình ảnh buổi Lễ ra quân Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểuÔng Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểuÔng Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ phát biểuÔng Đậu Ngọc Hùng - Cục trưởng Cục thống kê Hà Nội trả lời phỏng vấn Lãnh đạo Cục Thống kê dự phỏng vấn tại hộ
Chi đoàn Thanh niên Cục Thống kê Hà Nội tổ chức Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ vô danh Bắc Sơn và Viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 27/03/2024 15:43
Ngày 27/3/2024, để hưởng ứng các hoạt động Tháng Thanh niên do Ban Thường vụ Đoàn khối CCQ thành phố Hà Nội phát động và chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), BCH Chi đoàn thanh niên Cục Thống kê TP Hà Nội đã tổ chức Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ vô danh Bắc Sơn và Viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Thúy Chinh - Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Cục Thống kê; đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi - Đảng ủy viên phụ trách Chi đoàn Thanh niên, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Phó Chủ tịch Công đoàn; các đồng chí Trưởng các đơn vị cơ quan Cục; các Nguyên Bí thư Chi đoàn; toàn thể đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn. Tại buổi Lễ, Chi đoàn Thanh niên Cục Thống kê TP Hà Nội đã dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ vô danh Bắc Sơn để ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu để giành lại nền độc lập, tự do cho nước nhà. Sau buổi lễ dâng hương, Chi đoàn được xem phim tư liệu "Những năm tháng cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh" để hiểu thêm về những năm tháng cuối đời của Bác và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chương trình của buổi Lễ dâng hương và Viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chi đoàn đã được nghe những câu chuyện về cuộc sống bình dị của Bác khi sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch. Một số hình ảnh: