024 3 8254 239 | hanoi@gso.gov.vn
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Sáu và 6 tháng đầu năm 2024
  •   28/06/2024 17:12

Kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần ổn định, các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 so với các dự báo đưa ra trước đó. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn về chính trị, chính sách, công nghệ và biến đổi khí hậu. Xu hướng phân mảnh địa kinh tế ngày càng rõ nét. Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức. Lạm phát tiếp tục giảm nhưng chậm hơn so với dự báo và vẫn tồn tại các áp lực gia tăng trở lại. Tăng trưởng năng suất lao động chậm kìm hãm sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, kinh tế được cải thiện dần nhưng tốc độ chậm, đà tăng trưởng của các khu vực không đồng đều, nhất là khu vực tiêu dùng trong nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Đối với Thủ đô Hà Nội, ngay từ đầu năm, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhờ đó, kinh tế - xã hội Thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo, kết quả chủ yếu các ngành, lĩnh vực trong quý II và 6 tháng đầu năm 2024 như sau: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II ước tính tăng 6,44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực dịch vụ tăng 7,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,57%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,90%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,65%. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá (7,15%), đóng góp 4,75 điểm % vào mức tăng GRDP quý II, trong đó một số ngành, lĩnh vực tăng cao, đóng góp nhiều vào tăng trưởng chung của Thành phố: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm lĩnh vực du lịch, lữ hành) tăng 20,93%, đóng góp 0,72 điểm %; bán buôn, bán lẻ tăng 9,79%, đóng góp 0,98 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,68%, đóng góp 0,12 điểm %; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ tăng 6,51%, đóng góp 0,43 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,35%, đóng góp 0,24 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,14%, đóng góp 0,58 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 5,84%, đóng góp 0,50 điểm %; thông tin, truyền thông tăng 5,63%, đóng góp 0,81 điểm %. Các ngành dịch vụ khác tiếp tục duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 4,9%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,48%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 3,25%; dịch vụ khác tăng 1,58%.Khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính quý II tăng 5,57% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,16 điểm % vào mức tăng GRDP của Thành phố. Trong đó: Ngành công nghiệp tăng 5,53%, đóng góp 0,71 điểm % (ngành chế biến, chế tạo tăng 4,76%; sản xuất phân phối điện tăng 14,81%; hoạt động cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 7,68%); ngành xây dựng tăng 5,64%, đóng góp 0,45 điểm % vào mức tăng chung.Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II ước tăng 1,90% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,04 điểm % vào mức tăng GRDP. Trong quý II, lúa và cây màu sinh trưởng, phát triển tốt; tổng đàn vật nuôi tăng khá, chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ đã tác động tích cực đến hoạt động tái đàn tại các hộ chăn nuôi. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm quý II ước tính tăng 4,65%, chiếm 0,49 điểm % tăng trưởng GRDP của Thành phố.Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Thành phố ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,53%; quý II tăng 6,44%). Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay tăng nhẹ so với mức tăng 5,86% của cùng kỳ năm trước nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, xuất khẩu gặp khó khăn, sức mua thị trường nội địa chững lại, mức tăng trưởng quý II cao hơn 0,91 điểm % so với quý I là rất quan trọng và đáng ghi nhận. Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tính tăng 6,55% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,91%; quý II tăng 7,15%), đóng góp 4,41 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp nhiều vào mức tăng trưởng GRDP 6 tháng như: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 18,86%, đóng góp 0,7 điểm % vào mức tăng chung; bán buôn, bán lẻ tăng 8,91%, đóng góp 0,91 điểm %; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 7,78%, đóng góp 0,13 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,31%, đóng góp 0,6 điểm %; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ tăng 6,29%, đóng góp 0,4 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,23%, đóng góp 0,24 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 5,2%, đóng góp 0,44 điểm %; thông tin, truyền thông tăng 4,77%, đóng góp 0,72 điểm %. Các ngành dịch vụ khác tiếp tục duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 4,55%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 3,81%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,26%; kinh doanh bất động sản tăng 2,82%; dịch vụ khác tăng 0,67%.Khu vực công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 5,37% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,12%; quý II tăng 5,57%), đóng góp 1,04 điểm % vào mức tăng GRDP. Ngành công nghiệp những tháng đầu năm gặp khó khăn do nhiều ngành sản phẩm chủ lực sụt giảm, ước 6 tháng giá trị tăng thêm đạt 5,33%, đóng góp 0,66 điểm %, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,53%, đóng góp 0,5 điểm %; sản xuất phân phối điện tăng 15,45%, đóng góp 0,11 điểm %; hoạt động cung cấp nước và xử lý, nước thải tăng 8,63%, đóng góp 0,05 điểm %. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm ước tăng 5,45%, đóng góp 0,38 điểm % vào mức tăng chung.Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính tăng 2,94% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I tăng 4,19%; quý II tăng 1,90%), đóng góp 0,07 điểm % vào mức tăng GRDP. Những tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố không xuất hiện dịch bệnh lớn, hoạt động tái đàn được quan tâm, đàn lợn hiện có tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm tăng 1,4%; đàn trâu tăng 2,1%. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gieo cấy lúa chất lượng cao; mở rộng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh; tăng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, rau hữu cơ. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 0,48 điểm % mức tăng GRDP chung.Cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,3%; khu vực dịch vụ chiếm 66,91%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,61% (cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tương ứng là: 2,20%; 20,79%; 66,21% và 10,80%).Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định; công tác chống hạn cho cây trồng vụ Xuân được triển khai sớm; năng suất lúa vụ Xuân tăng so với cùng kỳ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, dịch bệnh được kiểm soát, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng trong quý II góp phần giảm bớt áp lực về chi phí, tạo động lực các hộ chăn nuôi mở rộng đàn. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.2.1. Nông nghiệpLúa vụ Xuân: Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm nay đạt 81 nghìn ha, bằng 98,1% cùng kỳ năm trước. Đến trung tuần tháng Sáu, toàn Thành phố đã thu hoạch được 73,8 nghìn ha, đạt 91% diện tích gieo trồng. Theo đánh giá sơ bộ, năng suất lúa vụ Xuân năm nay ước đạt 63 tạ/ha, tương đương tăng 0,3% so với vụ Xuân năm trước; sản lượng lúa đạt 510 nghìn tấn, bằng 98,5%. Cây màu vụ Đông Xuân: Tính đến giữa tháng Sáu, Thành phố gieo trồng được 8,9 nghìn ha ngô, bằng 99,6% cùng kỳ năm trước với sản lượng ước đạt 46,5 nghìn tấn, bằng 98%; khoai lang 1,1 nghìn ha, tăng 0,7% (sản lượng 10,7 nghìn tấn, tăng 6,9%); đậu tương 931 ha, bằng 99,5% (sản lượng 1,7 nghìn tấn, tăng 3,9%); lạc 1,5 nghìn ha, bằng 92,4% (sản lượng 3,5 nghìn tấn, tăng 89,2%); rau 24,2 nghìn ha, bằng 98% (sản lượng 543,7 nghìn tấn, bằng 98,1%); đậu 294 ha, tăng19% (sản lượng 494 tấn, tăng 28,3%).Cây lâu năm: Tổng Diện tích cây lâu năm hiện có ước đạt 24,1 nghìn ha, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là cây ăn quả 20,3 nghìn ha, tăng 1%; cây lấy quả chứa dầu 22 ha, bằng 90,9%; cây chè 2 nghìn ha, bằng 98,7%; cây gia vị, dược liệu 251 ha, tăng 11,5%; cây lâu năm khác 1,5 nghìn ha, tăng 4%. Ước tính sản lượng một số cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2024: Xoài đạt 2 nghìn tấn, bằng 50%; chuối 42,5 nghìn tấn, tăng 0,5%; dứa 2,4 nghìn tấn, tăng 1%; ổi 8,9 nghìn tấn, tăng 5,5%; táo 9,7 nghìn tấn, tăng 4,6%; vải 860 tấn, bằng 50%; chè búp 8,7 nghìn tấn, bằng 99%.Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi cơ bản thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn vật nuôi tăng khá, các cơ sở chăn nuôi bám sát diễn biến thị trường, có kế hoạch tái đàn phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân Thủ đô. Đến nay, đàn lợn có 1,47 triệu con, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023; đàn trâu 29,4 nghìn con, tăng 2,1%; đàn bò 126 nghìn con, giảm 1,9%; đàn gia cầm 41,5 triệu con, tăng 1,4% (đàn gà 27,5 triệu con, tăng 1,2%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 128,6 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023; thịt trâu 1,1 nghìn tấn, tăng 2,1%; thịt bò 5,4 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt gia cầm 83,3 nghìn tấn, tăng 3,5% (thịt gà 62,7 nghìn tấn, tăng 4,1%); trứng gia cầm 1.455 triệu quả, tăng 4,1%.2.2. Lâm nghiệp và thủy sảnLâm nghiệp: Trong tháng Sáu, sản lượng gỗ khai thác ước 1,8 nghìn m3, bằng 96,2% cùng kỳ năm 2023; sản lượng củi 65 ste, tăng 3,2%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 90 ha, bằng 97,8% cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 454 nghìn cây, tăng 0,9%; sản lượng gỗ khai thác 10,3 nghìn m3, bằng 96%; sản lượng củi khai thác 372 ste, tăng 3,6%. Trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 2 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy 2 ha, chủ yếu cháy thảm thực bì dưới tán cây, không gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.Thủy sản: Thời gian qua một số hộ dân tích cực chuyển đổi diện tích đất trồng cây hàng năm không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản; các vùng nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, an toàn và ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất, đưa giống cá (trắm, chép lai, rô phi đơn tính, …) có năng suất, chất lượng vào nuôi trồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ước đạt 22,6 nghìn ha (chủ yếu là diện tích nuôi cá), tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản trong tháng Sáu ước đạt 10,9 nghìn tấn (chủ yếu là sản lượng cá), tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 10,8 nghìn tấn, tăng 3,6%; thủy sản khai thác 161 tấn, giảm 1,2%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 58,8 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 58,2 nghìn tấn, tăng 3,5%; thủy sản khai thác 664 tấn, giảm 1%.3. Sản xuất công nghiệp Bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,1%; chỉ số tiêu thụ tăng 13,1%; chỉ số tồn kho cuối tháng Sáu giảm 30,1%.  Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Sáu ước tính tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,5% và tăng 5,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,2% và tăng 6,2%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 2,3% và tăng 10,5%; ngành khai khoáng tương đương tháng trước và tăng 7,1%.Ước tính quý II/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,1%; sản xuất, phân phối điện và cung cấp nước, xử lý rác, nước thải tăng 10,7%; khai khoáng tăng 2,3%. Một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP quý II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 27,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 14,5%; In, sao chụp bản ghi tăng 12,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 12,2%; sản xuất trang phục tăng 11,8%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Sản xuất xe có động cơ giảm 5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 4,5%; sản xuất đồ uống giảm 0,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất giảm 0,7%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 13%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9,7%; khai khoáng giảm 3,6%. Trong 6 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 14,6%; sản xuất máy móc thiết bị tăng 13,8%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,8%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Sản xuất xe có động cơ và chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,1%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc giảm 3,7%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 1,7%; sản xuất đồ uống giảm 0,6%.Chỉ số tiêu thụ sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Sáu tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng như: Sản xuất thuốc, hóa được và dược liệu tăng 36,2%; sản xuất dệt tăng 31,6%; in, sao chép bản ghi tăng 30,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,7%; sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 10,4%... Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 39,2%; sản xuất da và sản phẩm liên quan giảm 22,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 6,1%; sản xuất kim loại giảm 5%.Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính thời điểm 30/6/2024 giảm 30,1% so với cuối quý II/2023, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ: Sản phẩm điện tử, máy vi tính giảm 93,8%; sản xuất máy móc, thiết bị giảm 70,2%; dệt giảm 61,6%; phương tiện vận tải giảm 50,6%; sản phẩm thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 40,7%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số tồn kho tăng: Sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 47,4%; trang phục tăng 26,5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 19,3%; sản xuất kim loại tăng 15,6%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 13,9%. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 6/2024 tăng 0,3% so với cuối tháng trước và tương đương cùng thời điểm năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,2%; khu vực ngoài Nhà nước giảm 2,8%; khu vực Nhà nước tăng 1,2%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2023; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%; ngành khai khoáng tăng 18,9%. 4. Đầu tư và xây dựng 4.1. Đầu tư phát triển Trong quý II/2024, Thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tăng cường nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; thu hút đầu tư nước ngoài đạt gần 1,2 tỷ USD. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố quý II/2024 ước tính đạt 122 nghìn tỷ đồng, tăng 40,6% so với quý trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn Nhà nước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,4% tổng vốn đầu tư, tăng 40,5% và tăng 16%; vốn ngoài nhà nước đạt 69,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,1%, tăng 43,2% và tăng 7,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,5%, tăng 22,2% và tăng 6%. Chia theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý II ước tính đạt 78,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,5% tổng vốn đầu tư, tăng 49,5% so với quý trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023; vốn mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất đạt 31,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7%, tăng 25,8% và tăng 3%; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản đạt 5,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,6%, tăng 36,9% và tăng 5,7%; bổ sung vốn lưu động đạt 4,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 4%, tăng 23,7% và tương đương cùng kỳ; vốn đầu tư khác đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,2%, tăng 28,4% và tương đương cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn Nhà nước đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7%; vốn ngoài nhà nước đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 14,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Sáu ước tính đạt 5.276 tỷ đồng, tăng 13,7% so với thực hiện tháng trước và tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý II năm nay vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý đạt 14 nghìn tỷ đồng, tăng 40,5% so với thực hiện quý trước, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 5,5 nghìn tỷ đồng, tăng 38,4% và tăng 19,4%; NSNN cấp huyện thực hiện 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 39,6% và tăng 28%; NSNN cấp xã thực hiện 728 tỷ đồng, tăng 72,5% và tăng 76%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 30,7% kế hoạch năm, trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1% và đạt 26,4%; NSNN cấp huyện thực hiện 13,2 nghìn tỷ đồng, tăng 31,1% và đạt 34,4%; NSNN cấp xã thực hiện 1,2 tỷ đồng, tăng 62,6% và đạt 35,2%. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong tháng, thành phố Hà Nội thu hút 43,8 triệu USD vốn FDI, trong đó: 28 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 11,5 triệu USD; có 14 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 18,4 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 14 lượt, đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1.165 triệu USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 120 dự án với số vốn đạt 1.036 triệu USD; 78 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 55 triệu USD; 104 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 74 triệu USD. 4.2. Hoạt động xây dựng Hoạt động xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được quan tâm chú trọng. Cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, Thành phố đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2024 thành phố Hà Nội có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó: 155 dự án chuyển tiếp với mức đầu tư 205,5 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn năm 2024 là 24,4 nghìn tỷ đồng); có 71 dự án mới được khởi công xây dựng trong năm với tổng mức đầu tư 7,2 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn trong năm là 1,1 nghìn tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông với 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn. Đến nay các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương thi công, sớm hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra. Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố: Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,6%. Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 32,4% kế hoạch vốn. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 7,5% kế hoạch vốn. Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình; mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 7,3% kế hoạch vốn. Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 53,6% kế hoạch vốn. Công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2024. Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 75,8% kế hoạch vốn. Dự kiến công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong quý III năm 2024. 5. Hoạt động của doanh nghiệp Trong 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 3% và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Có 77,4% doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II ở mức ổn định và tốt hơn so với quý I; 82,2% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và tốt hơn trong quý III/2024. 5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp Trong tháng Sáu, thành phố Hà Nội có 2.584 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, giảm 3%; 564 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 6%; thực hiện thủ tục giải thể cho 350 doanh nghiệp, tăng 13%; 782 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giảm 19%. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội có 15,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 149,2 nghìn tỷ đồng, giảm 3%; hơn 6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 17%; thực hiện thủ tục giải thể cho gần 2,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 14%; gần 17 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 26%;. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2024 cho thấy: Có 28,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2024 tốt hơn quý I/2024; 48,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản suất kinh doanh ổn định và 22,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Nếu những tháng tiếp theo thị trường xuất khẩu được cải thiện, số lượng đơn đặt hàng tăng lên, xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2024 là: 32,3% số doanh nghiệp dự kiến quý III/2024 sẽ tốt lên so với quý II/2024; 49,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,8% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó: 80,7% số doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2024 sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý II/2024; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI lần lượt là 90% và 86,4%. 6. Thương mại, dịch vụ và du lịch 6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Quý II/2024, khu vực dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của Thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng đầu năm tăng 10,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu ước tính đạt 71,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 44,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 13,6%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% và tăng 6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% và tăng 43,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 14,1%. Ước tính quý II/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 2,3% và tăng 12%; khách sạn, nhà hàng tăng 7,2% và tăng 8,8%; du lịch lữ hành tăng 13,3% và tăng 48,2%; dịch vụ khác tăng 9% và tăng 10,7%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 260,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,9% tổng mức và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước (đá quý, kim loại quý tăng 32,6%; lương thực, thực phẩm tăng 14,2%; hàng may mặc tăng 10,6%; ô tô tăng 8,5%; phương tiện đi lại tăng 7,7%; gỗ, vật liệu xây dựng và đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 7,3%; xăng dầu tăng 6,8%; hàng hóa khác tăng 13,4%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 52,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng mức và tăng 11,3% (dịch vụ lưu trú đạt 5,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,4% và tăng 32,7%; nhà hàng đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 9,2%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 13,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2% và tăng 48%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 82 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,1% và tăng 6,1% (giáo dục và đào tạo tăng 10,3%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 8,6%; kinh doanh bất động sản tăng 8,3%; y tế tăng 7,2%). 6.2. Vận tải và bưu chính chuyển phát Hoạt động vận tải trong quý II tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực cả về vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa. Tổng doanh thu quý II tăng 4,5% so với quý trước và tăng 14% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu vận tải và bưu chính chuyển phát tăng 13,1%. Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển tháng Sáu ước đạt 36,1 triệu lượt người, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1.046 triệu lượt người.km, tăng 0,3% và tăng 9,9%; doanh thu ước tính đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% và tăng 17,9%. Ước tính quý II/2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 106,1 triệu lượt người, tăng 5,6% so với quý trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 3,1 tỷ lượt người.km, tăng 3,9% và tăng 10%; doanh thu đạt 5,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% và tăng 17,8%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 206,5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 6,1 tỷ lượt người.km, tăng 17,5%; doanh thu đạt 10,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6%. Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Sáu ước tính đạt 135,4 triệu tấn, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 13 tỷ tấn.km, tăng 0,3% và tăng 11%; doanh thu ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 13,5%. Ước tính quý II, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 404,5 triệu tấn, tăng 3,2% so với quý trước và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2023; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 39 tỷ tấn.km, tăng 1,4% và tăng 11,5%; doanh thu đạt 22,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% và tăng 14,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 796,4 triệu tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 77,4 tỷ tấn.km, tăng 14,1%; doanh thu đạt 45,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9%. Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải tháng Sáu ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý II đạt 23 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với quý trước và tăng 12,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát tháng Sáu ước tính đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý II đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với quý trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. 6.3. Du lịch Ngay từ đầu năm 2024, ngành du lịch Thủ đô đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, điểm đến, các sản phẩm du lịch mới trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế. Với thông điệp “Hà Nội điểm đến an toàn cho du khách” và “Hà Nội đến để yêu” đã tạo sức lan tỏa lớn, thu hút khách đến tham quan, du lịch Hà Nội. Khách du lịch đến Hà Nội 6 tháng đầu năm nay tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội quý II/2024 ước đạt 1,5 triệu lượt người, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khách quốc tế tháng Sáu ước tính đạt 305 nghìn lượt người, giảm 4,7% so với tháng trước và tăng 36% so với cùng kỳ năm trước; ước tính quý II/2024 đạt 1.024 nghìn lượt người, giảm 9,1% so với quý trước và tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đạt 2.150 nghìn lượt người, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 256,3 nghìn lượt người, tăng 20,9%; Trung Quốc 248,5 nghìn lượt người, gấp 2,1 lần cùng kỳ; Mỹ 150,2 nghìn lượt người, tăng 29,9%; Anh 125,1 nghìn lượt người, tăng 53,6%; Nhật Bản 120,4 nghìn lượt người, tăng 34,1%; Pháp 108 nghìn lượt người, tăng 70,6%; Đức 81,5 nghìn lượt người, tăng 64,1%; Ma-lai-xi-a 58,7 nghìn lượt khách, tăng 18,3%; Xin-ga-po 50,6 nghìn lượt người, tăng 14,2%; Canada 44,2 nghìn lượt người, tăng 38,4%; Thái Lan 39 nghìn lượt người, giảm 25,2%.   Khách nội địa tháng Sáu ước tính đạt 165 nghìn lượt người, tăng 5% so với tháng trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước; ước tính quý II/2024 đạt 476 nghìn lượt người, tăng 14,5% so với quý trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khách nội địa đến Hà Nội đạt 892 nghìn lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình hoạt động các cơ sở lưu trú: Tính đến cuối tháng Sáu, trên địa bàn Hà Nội có 3.760 cơ sở lưu trú du lịch với gần 71,2 nghìn phòng, trong đó có 607 khách sạn, khu căn hộ được xếp hạng từ 1-5 sao với 26,6 nghìn phòng, chiếm 16% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 37% tổng số phòng. Trong tháng Sáu, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 66%, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 63,3%. Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 43 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 41 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút lượng lớn du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm. 6.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố trong quý II/2024 có những tín hiệu khả quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý II ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 13,5% so với quý trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; nhập khẩu đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Sáu ước tính đạt 1.617 triệu USD, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 950 triệu USD, tăng 0,8% và tăng 25,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 667 triệu USD, tăng 1% và tăng 11,1%. Trong tháng Sáu, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 238 triệu USD, tăng 17,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 224 triệu USD, tăng 73,8%; hàng nông sản đạt 169 triệu USD, tăng 75,8%; xăng dầu đạt 117 triệu USD, tăng 17,4%; hàng hóa khác đạt 392 triệu USD, tăng 24%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng dệt may đạt 171 triệu USD, giảm 10%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 163 triệu USD, giảm 12,5%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 57 triệu USD, giảm 10,4%; hàng gốm sứ đạt 17 triệu USD, giảm 15,2%. Ước tính quý II, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 4.679 triệu USD, tăng 11,1% so với quý I và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,1%. Một số nhóm hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 6 tháng đầu năm: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 1.256 triệu USD, tăng 13,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1.069 triệu USD, tăng 29,5%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 1.050 triệu USD, tăng 7%; hàng nông sản đạt 836 triệu USD, tăng 58,5%; xăng dầu đạt 741 triệu USD, tăng 14,7%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 371 triệu USD, tăng 1,2%; hàng hóa khác đạt 2.167 triệu USD, tăng 6,3%. Bên cạnh đó, 3/12 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng dệt may đạt 962 triệu USD, giảm 4%; giầy dép và các sản phẩm từ da đạt 166 triệu USD, giảm 22,8%; điện thoại và linh kiện đạt 49 triệu USD, giảm 40,2%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Sáu ước tính đạt 3.591 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3 tỷ USD, tăng 2,2% và tăng 32%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 591 triệu USD, giảm 4,2% và tăng 14,2%. Trong tháng, hầu hết các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 643 triệu USD, tăng 43,3%; xăng dầu đạt 408 triệu USD, tăng 9,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 244 triệu USD, tăng 67,6%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 234 triệu USD, tăng 37%; sắt thép đạt 181 triệu USD, tăng 35,5%; kim loại khác đạt 140 triệu USD, gấp 2 lần cùng kỳ; chất dẻo đạt 121 triệu USD, tăng 12,9%; hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 79 triệu USD, tăng 36%; ngô đạt 78 triệu USD, gấp 6,5 lần cùng kỳ; hàng hóa khác đạt 1.181 triệu USD, tăng 16%. Duy nhất trong tháng 6 có nhóm hàng thức ăn gia súc có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ với kim ngạch nhập khẩu đạt 47 triệu USD, giảm 13,3%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý II ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 14,6% so với quý I và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4 tỷ USD, tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,3 tỷ USD, tăng 3,3%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 6 tháng đầu năm nay: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 3.241 triệu USD, tăng 16,7%; xăng dầu đạt 2.715 triệu USD, tăng 13,1%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện 1.225 triệu USD, tăng 14,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng 1.115 triệu USD, tăng 16,2%; sắt thép 1.022 triệu USD, tăng 32,8%; kim loại khác đạt 659 triệu USD, tăng 45,2%; chất dẻo 631 triệu USD, tăng 9,8%; hàng hóa khác đạt 6.675 triệu USD, tăng 13,1%. 7. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 0,66% so với tháng 12/2023 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Trong tháng 6/2024, có 7/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,83% (tác động làm tăng CPI chung 0,04%)do đang vào dịp nghỉ Hè nên hoạt động văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,66% (tác động làm tăng CPI chung 0,13%) do miền Bắc có những đợt nắng nóng nên sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến bình quân trong tháng giá điện tăng 1,97%; giá nước tăng 12,62%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39% (tác động làm tăng CPI chung 0,12%) chủ yếu do giá thực phẩm tăng 0,51%; lương thực tăng 0,46%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%. Các nhóm còn lại CPI tăng nhẹ: Đồ uống, thuốc lá tăng 0,12%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,06%; thuốc, dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Cũng trong tháng Sáu có 3/11 nhóm hàng CPI giảm so với tháng trước: Nhóm giao thông giảm 2,29% (tác động làm giảm CPI chung 0,22%) do giá xăng giảm 6,06% so với tháng trước, giá dầu diezen giảm 1,11%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,1%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,08%. Riêng nhóm giáo dục tương đương tháng trước. Bình quân quý II/2024, CPI tăng 5,52% so với bình quân quý II/2023, trong đó 10/11 nhóm hàng có CPI tăng: Giáo dục tăng 25,07%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,57%; giao thông tăng 3,7%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,51%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 2,91%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,76%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,16%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,44%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,56%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,32%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 10/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng 31,53% (tác động làm CPI bình quân 6 tháng tăng 2,49%) do các trường công lập trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố, đồng thời một số trường dân lập, tư thục cũng áp dụng mức tăng thu học phí trong năm học 2023-2024; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,02% (tác động làm CPI tăng 1,22%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,66% (tác động làm CPI tăng 0,19%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,30% (tác động làm CPI tăng 1,02%); giao thông tăng 2,69% (tác động làm CPI tăng 0,26%); đồ uống và thuốc lá tăng 2,64% (tác động làm CPI tăng 0,05%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,91% (tác động làm CPI tăng 0,11%); văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,23%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,04% chủ yếu do giá đồ trang sức và dịch vụ bảo hiểm y tế tăng đã tác động làm CPI bình quân chung tăng 0,25%. Riêng bưu chính viễn thông giảm 1,4% (tác động làm CPI giảm 0,08%). Chỉ số giá vàng tháng Sáu giảm 0,54% so với tháng trước, tăng 21,53% so với tháng 12/2023 và tăng 33,71% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2024 chỉ số giá vàng tăng 32,59% so với bình quân quý II/2023. Bình quân 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá vàng tăng 26,30% so với bình quân 6 tháng đầu năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Sáu giảm 0,03% so với tháng trước, tăng 4,22% so với tháng 12/2023 và tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2024 chỉ số giá đô la Mỹ tăng 7,17% so với bình quân quý II/2023. Bình quân 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,50% so với bình quân 6 tháng đầu năm trước. 8. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán Những tháng đầu năm 2024, Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án hoàn thành; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên trong năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng năm nay ước tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương 24,2%; các tổ chức tín dụng thực hiện điều chỉnh giảm mức lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và duy trì tăng trưởng. 8.1. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 252,1 nghìn tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thu nội địa 237,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,8% dự toán và tăng 12,8%; thu từ dầu thô 2 nghìn tỷ đồng, đạt 66,5% và tăng 3,1%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 12,3 nghìn tỷ đồng, đạt 45,6% và tăng 9,2%.Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 6 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 44,2 nghìn tỷ đồng, đạt 62,7% dự toán năm và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 16,4 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% và tăng 15,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 54 nghìn tỷ đồng, đạt 68,7% và tăng 23,1%; thuế thu nhập cá nhân 26,5 nghìn tỷ đồng, đạt 64,6% và tăng 22,5%; thu tiền sử dụng đất 11 nghìn tỷ đồng, đạt 30,5% và gấp 3,1 lần cùng kỳ; thu lệ phí trước bạ 3,4 nghìn tỷ đồng, đạt 52% tăng 8,8%; thu phí và lệ phí 10,5 nghìn tỷ đồng, đạt 53,8% và tăng 9,3%.Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 48 nghìn tỷ đồng, đạt 32,8% dự toán năm và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi thường xuyên 25,1 nghìn tỷ đồng, đạt 43,8% và tăng 10,6%; chi đầu tư phát triển 22,9 nghìn tỷ đồng, đạt 28,2% và tăng 43,6%. Một số lĩnh vực chi chủ yếu trong chi thường xuyên ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024: Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề ước thực hiện 8,4 nghìn tỷ đồng, đạt 47,8% dự toán và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; chi các hoạt động kinh tế 4,6 nghìn tỷ đồng, đạt 36,9% và tăng 2,3%; chi quản lý hành chính Nhà nước 4,1 nghìn tỷ đồng, đạt 46,2% và tăng 13,3%; chi đảm bảo xã hội 2,4 nghìn tỷ đồng, đạt 45,6% và tăng 18,2%; chi y tế, dân số và gia đình 1,8 nghìn tỷ đồng, đạt 56,7% và tăng 0,3%; chi bảo vệ môi trường 1,3 nghìn tỷ đồng, đạt 41% và tăng 18,2%.8.2. Tín dụng ngân hàng Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Sáu, các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định, mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp, phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,9 - 3,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,7 - 5,8%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 7,3 - 9,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,6%/năm theo quy định của NHNN. Hoạt động huy động vốn: Ước đến cuối tháng 6/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.322 nghìn tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và giảm 0,26% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.680 nghìn tỷ đồng, tăng 0,13% và tăng 0,22%; phát hành giấy tờ có giá đạt 642 nghìn tỷ đồng, tăng 0,01% và giảm 3,61%. Hoạt động tín dụng: Ước đến cuối tháng 6/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.832 nghìn tỷ đồng, tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 5,95% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.619 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 7,58%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.213 nghìn tỷ đồng, tăng 0,74% và tăng 4,78%. Tính đến cuối tháng 6/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,9% trong tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo. Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 14,92% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,9%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,93%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,14%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,32%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%, cho vay chính sách xã hội chiếm 0,43%. 8.3. Thị trường chứng khoán Tính đến hết tháng 5/2024, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.195 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 317 doanh nghiệp và Upcom có 878 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 597,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 158,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,6% và tăng 7,3%; Upcom đạt 439 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 4,7%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm đạt 1.813 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với tháng trước và tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 335 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% và tăng 20,6%; Upcom đạt 1.478 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% và tăng 43,3%. Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Năm, khối lượng giao dịch đạt 2.156 triệu CP được chuyển nhượng, tăng 14% so với tháng trước và giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 43,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% và tăng 37,1%. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 2.038 triệu CP, tăng 14,4% và giảm 0,3%; giá trị đạt 40,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% và tăng 35,5%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch đạt 9,4 tỷ CP với giá trị chuyển nhượng đạt 188,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% về khối lượng và tăng 60,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Năm, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 286 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 24 mã giao dịch; cá nhân 262 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới 5 tháng đầu năm 2024 đạt 677 nghìn tài khoản. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Giải quyết việc làm Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động trên địa bàn. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 124,9 nghìn lao động, đạt 75,7% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 2,1 nghìn tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 37,3 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 128 phiên giao dịch việc làm (trong đó 103 phiên hàng ngày, 04 phiên chuyên đề, 08 phiên trực tuyến kết nối với các tỉnh, 12 phiên lưu động, 01 phiên lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật) với 3.746 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 27,2 nghìn lượt lao động được phỏng vấn, kết quả có 8,7 nghìn người được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch; có 2,2 nghìn người được giải quyết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; 76,7 nghìn người tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 35,9 nghìn người, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2023 với số tiền hỗ trợ 1.088 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vấn tìm việc làm mới, trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 385 người với số tiền 1,5 tỷ đồng.   2. Bảo đảm an sinh xã hội Trong 6 tháng đầu năm, công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được Thành phố và các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Hoạt động hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thành phố đã tặng hơn 2,2 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, công nhân viên chức lao động đã nghỉ hưu, mất sức với tổng số tiền 1.033 tỷ đồng, đạt 186,5% kế hoạch tặng quà của Thành phố, tăng 198,6 tỷ đồng, tương đương tăng 23,8% so với kết quả tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 5,2 nghìn hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công; tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công là 1.252 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.094 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần 88 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 35 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, Thành phố đã khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 686 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 15 huyện, thị xã đạt 94,7% kế hoạch năm, trong đó 272 nhà đã hoàn thành với tổng số tiền giải ngân 30,8 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành 100% kế hoạch sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trước 30/9/2024. Đến nay, toàn Thành phố có trên 203 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 là 896,9 tỷ đồng. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.020 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố với mức trợ cấp nuôi dưỡng thấp nhất là 1,8 triệu đồng/người/tháng và chi khác 350 nghìn đồng/tháng. 3. Bảo hiểm Chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được Thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng. Năm 2024, theo kế hoạch Thành phố giao: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động. Ước tính đến hết 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,33% dân số với 8.051 nghìn người tham gia, tăng 0,78% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước. Có 2.079 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44,37% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 1,02% và tăng 4,89%; hơn 111 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,43%), tăng 4,42% và tăng 45,49%. Số người tham gia BHTN là 2.011 nghìn người (chiếm 40,05%), tăng 1,03% và tăng 4,78%. Tính đến cuối tháng 5/2024, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 33,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,16% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 38,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng là 21,2 nghìn tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 12,3 nghìn tỷ đồng).4. Giáo dục, đào tạo và dạy nghềNăm học 2023 - 2024,toàn Thành phố có 2.874 Trường mầm non, phổ thông; 29 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội (tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với cùng kỳ năm trước) với 66,1 nghìn lớp (tăng 1.919 lớp); hơn 2,2 triệu học sinh (tăng 68,9 nghìn học sinh); 124,5 nghìn giáo viên (tăng 1.525 giáo viên); 66,1 nghìn phòng học (tăng 846 phòng). Trong đó, trường tư thục có 578 trường với 17,7 nghìn lớp; 332,1 nghìn học sinh; 35,4 nghìn giáo viên và 19,2 nghìn phòng học (tăng 5 trường, 1.647 lớp, 20.467 học sinh, 2.024 giáo viên, 1.070 phòng học so với cùng kỳ năm trước).Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được Thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Đến cuối tháng 6/2024, trên địa bàn Thành phố có 64,4% tổng số trường đạt chuẩn quốc gia (công lập 79,4%). Trong đó tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia của các cấp học: Mầm non là 55% (công lập 77,5%); Tiểu học 73% (công lập 77,5%); Trung học cơ sở 81,2% (công lập 87,1%); Trung học phổ thông 37,1% (công lập 67,2%). Thành phố tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng, phấn đấu đến cuối năm 2024 công nhận mới 114 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó mầm non 43 trường, tiểu học 44 trường, THCS 24 trường, THPT 3 trường); công nhận lại cho 300 trường (mầm non 103 trường, tiểu học 83 trường, THCS 94 trường và THPT 20 trường).Năm học 2023 - 2024, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 12 học sinh đạt giải quốc tế, 184 học sinh đạt giải quốc gia (tăng 43 giải so với năm học trước), 3 học sinh được lựa chọn tham gia đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế; 3 giải tại kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; 35 học sinh đạt giải quốc gia trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, hơn 5.000 học sinh giỏi cấp Thành phố; 136 học sinh xuất sắc được kết nạp Đảng. Trong tháng Sáu, Thành phố đã tổ chức thành công kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 với sự tham gia của 106 nghìn thí sinh tại 201 điểm thi với 4.500 phòng thi (không chuyên) và gần 20 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi, chấm thi và phục vụ bảo vệ điểm thi. Ngoài ra còn có 590 cán bộ giám sát tại các điểm thi và hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực thi; 100% các điểm thi trên địa bàn Thành phố bảo đảm mọi điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định. Công tác tổ chức kỳ thi được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm an toàn. Đến nay, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2023-2024 đã hoàn thành, 100% điểm thi trên địa bàn được kiểm tra ở tất cả các khâu. Hà Nội có số lượng thí sinh lớn nhất cả nước với 109,5 nghìn thí sinh đăng ký dự thi (95,9 nghìn thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục THPT; 13,6 nghìn thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục thường xuyên), được bố trí 196 điểm thi trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã với 5.073 phòng thi, trong đó có 4.532 phòng thi chính thức; 176 phòng chờ, 392 phòng thi dự phòng. Về giáo dục nghề nghiệp, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 313 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề, trong đó: 67 trường cao đẳng, 58 trường trung cấp, 75 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, 113 doanh nghiệp, loại hình khác. Tính chung 6 tháng đầu năm, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh được 107,9 nghìn lượt người (trong đó 8,2 nghìn người trình độ cao đẳng; 9,2 nghìn người trình độ trung cấp; 90,5 nghìn người trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng) đạt 45,9% kế hoạch tuyển sinh năm 2024 và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023. Có gần 91 nghìn học sinh, sinh viên tốt nghiệp (trong đó 7,1 nghìn người trình độ cao đẳng; 8,5 nghìn người trình độ trung cấp; 75,4 nghìn người trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng).5. Tình hình dịch bệnh Trong tháng Sáu, trên địa bàn Thành phố không ghi nhận ổ dịch lớn, số ca mắc dịch bệnh mùa Hè giảm mạnh so với tháng trước. Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được Thành phố quan tâm thực hiện. Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024 tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát tốt, cụ thể như sau: Bệnh Sốt xuất huyết Dengue trong tháng 6/2024 ghi nhận 93 ca mắc; cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay Thành phố ghi nhận 745 ca mắc (cùng kỳ năm 2023 có 360 ca mắc). Bệnh Tay chân miệng ghi nhận 241 ca mắc; cộng dồn từ đầu năm đến nay có 1.472 ca mắc (cùng kỳ 764 ca mắc). Bệnh thủy đậu 66 ca mắc; cộng dồn 627 ca mắc (cùng kỳ 1.678 ca mắc). Số ca mắc Covid-19 ghi nhận 31 ca; cộng dồn 667 ca mắc (cùng kỳ 16,3 nghìn ca mắc). Ho gà 36 ca mắc; cộng dồn 116 ca mắc. Các bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện rải rác không đáng kể, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, khống chế không để ngộ độc thực phẩm nhất là những nơi đông người gây tử vong góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định an toàn xã hội và nâng cao đời sống người dân.        6. Hoạt động văn hóa, thể thao Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động Lễ hội, vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật diễn ra sôi động. Tại các di tích lịch sử thu hút lượng lớn khách đến tham quan với hơn 1,8 triệu lượt người, hoàn thành kế hoạch năm. Hoạt động thể thao tiếp tục được quan tâm hướng tới các giải đấu chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.  Hoạt động văn hóa: Thành phố tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, trang trí, chiếu sáng kỷ niệm các ngày Lễ quan trọng trong năm 2024 như mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Công tác tuyên truyền cổ động trực quan được triển khai với khối lượng lớn, đa dạng, phong phú. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Thành phố đã đăng 529 tin, bài tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên các báo, tạp chí (in và điện tử) thành phố Hà Nội đăng Chuyên mục “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô”; gửi 19 tin, bài tới gần 10,3 triệu lượt người sử dụng Zalo; đăng 19 tin bài trên mạng xã hội Lotus; lan tỏa 215 tin, bài trên các trang thông tin điện tử tổng hợp có lượng người truy cập lớn như baomoi, soha. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan với 8.348 m2 pano; 10,8 nghìn chiếc băng rôn; hơn 14 nghìn cờ Quốc kỳ, Đảng kỷ; 40 cụm cờ, 17 cụm mô hình cố định trên các trục đường, tuyến phố chính, khu vực trung tâm Thành phố. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, các di tích trên địa bàn đã thu hút hơn 1,8 triệu lượt khách tham quan, hoàn thành kế hoạch giao cả năm; doanh thu phí ước đạt 98,5 tỷ đồng, đạt 131% kế hoạch dự toán giao. Các đơn vị nghệ thuật đã tổ chức 1.172 buổi biểu diễn có thu và phục vụ chính trị, đạt 53,5% kế hoạch giao cả năm; doanh thu biểu diễn đạt 25 tỷ đồng, đạt 51,6%; thu hút trên 360 nghìn lượt khán giả, đạt 48%. Hoạt động thể thao: Trong tháng 6/2024, Thành phố đã cử các đoàn huấn luyện viên, vận động viên đi tập huấn, thi đấu các giải đấu trong nước và quốc tế, đồng thời phối hợp tổ chức các giải thi đấu chuyên nghiệp theo kế hoạch. Thể thao thành tích cao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.064 huy chương trong đó: 52 huy chương tại các giải đấu quốc tế (7 huy chương Vàng, 20 huy chương Bạc, 25 huy chương Đồng) và 1.012 huy chương trong nước (389 huy chương Vàng, 316 huy chương Bạc, 307 huy chương Đồng). Thể thao quần chúng tiếp tục được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã với các giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Võ, Quần vợt, Bóng bàn... 7. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Sáu (từ 15/5/2024 đến 14/6/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau: Phạm pháp hình sự: Trong tháng phát hiện 630 vụ phạm pháp hình sự, trong đó 359 vụ do công an khám phá; số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 720 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 351 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 397 đối tượng, thu nộp ngân sách 42,2 tỷ đồng. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2024, phát hiện 3.515 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 3.540 đối tượng; 1.995 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, bắt giữ 2.298 đối tượng; thu nộp ngân sách 113,5 tỷ đồng. Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 49 vụ cờ bạc, bắt giữ 209 đối tượng. Tổng số vụ vi phạm pháp luật về ma túy bị phát hiện là 318 vụ, bắt giữ 498 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 306 vụ với 446 đối tượng. Cộng dồn 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn Thành phố đã phát hiện 331 vụ cờ bạc, bắt giữ 1.661 lượt đối tượng; số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 1.947 vụ, bắt giữ 2.958 lượt đối tượng.  Tai nạn giao thông: Tháng 6/2024, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 108 vụ tai nạn giao thông làm 39 người chết và bị thương 94 người. Trong đó: 106 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 39 người và bị thương 93 người; 2 vụ tai nạn đường sắt làm bị thương 1 người. Trong các vụ tai nạn có 2 vụ rất nghiêm trọng làm 4 người chết và 2 người bị thương; 41 vụ nghiêm trọng làm 35 người chết và 18 người bị thương; 65 vụ tai nạn ít nghiêm trọng và va chạm làm 74 người bị thương. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2024, xảy ra 805 vụ tai nạn giao thông, trong đó 792 vụ tai nạn đường bộ và 13 vụ tai nạn đường sắt, làm 339 người chết và 688 người bị thương (6 tháng đầu năm 2023 xảy ra 261 vụ tai nạn giao thông làm 122 người chết và 224 người bị thương). Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng phát hiện 1.517 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 1.523 lượt đối tượng; xử lý là 1.497 vụ với 1.506 đối tượng; thu nộp ngân sách hơn 7,9 tỷ đồng. Cũng trong tháng Sáu, trên địa bàn Thành phố xảy ra 107 vụ cháy (trong đó 1 vụ cháy lớn, 1 vụ cháy nghiêm trọng, 11 vụ cháy trung bình, 93 vụ cháy nhỏ) làm 14 người chết và 3 người bị thương. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận 4.503 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 4.533 lượt đối tượng; 595 vụ cháy làm 20 người chết và 9 người bị thương (6 tháng đầu năm 2023 xảy ra 128 vụ cháy làm 6 người chết và 9 người bị thương). Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn khó khăn, nhưng với sự chủ động, chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, kinh tế - xã hội Thủ đô đã đạt được các kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu năm 2024: GRDP tăng 6,0% với xu hướng tăng trưởng quý II cao hơn quý I; tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 61,7% dự toán năm, tăng 12,5%. Thực hiện đầu tư từ NSNN do địa phương quản lý tăng 25,3%; thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI. Sản xuất nông nghiệp đạt khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 10,7%; khách du lịch đến Hà Nội tăng 36,9%. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế Thành phố 6 tháng đầu năm nay cũng gặp nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng chậm so với kế hoạch; sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt thấp, chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng cao so với cùng kỳ; số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể còn lớn. Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nước và Thủ đô Hà Nội. Thời gian tới dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước và Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố tác động tiêu cực bên ngoài cũng như hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế cần phải khắc phục. Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi đơn vị cần tiếp tục khẩn trương, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đồng thời tập trung thực hiện một số nội dung sau: Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Tập trung tối đa nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân, thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công năm 2024. Hoàn thành nhanh, gọn từng dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; xử lý hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công các dự án mới. Đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu, dự án nhà ở xã hội; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư. Hai là, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn có vai trò quan trọng nhằm gia tăng năng lực sản xuất trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo định hướng Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố. Ba là, theo dõi sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường; tăng cường công tác quản lý, điểu hành, bình ổn thị trường giá cả, kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Chủ động dự báo, xây dựng, cập nhật kịch bản điều hành giá và phương án, lộ trình điều chỉnh một số dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục theo mức độ và thời điểm phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bốn là, tập trung khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt, thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng địa chỉ số trong hoạt động du lịch; tiếp tục số hóa hệ thống thông tin số về khu, điểm du lịch Hà Nội, các điểm đến làng nghề, di tích, di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố; xây dựng hệ thống phần mềm tiện ích, thông minh hỗ trợ khách du lịch tra cứu thông tin du lịch Hà Nội. Năm là, thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Tiếp tục chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phù hợp với từng vùng và định hướng phát triển của Thành phố. Nâng cao thương hiệu, sản phẩm OCOP, ưu tiên các sản phẩm đặc sản vùng miền, làng nghề có sự tham gia đông đảo của cộng đồng. Sáu là, thực hiện tốt công tác an sinh, phúc lợi xã hội; hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách thường xuyên và đột xuất. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ./.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2024
  •   29/05/2024 11:29

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung vào chăm sóc lúa, cây màu vụ Xuân và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm nay đạt 80,9 nghìn ha, bằng 98,1% cùng kỳ năm trước. Thời điểm này, lúa đang giai đoạn trỗ, chín sáp; trà lúa sớm đang dần chín bắt đầu cho thu hoạch. Về cây màu vụ Đông xuân năm nay, Thành phố gieo trồng được 129,1 nghìn ha cây hàng năm, bằng 98,5% cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích ngô đạt 8,9 nghìn ha, bằng 99,6%; khoai lang 1,1 nghìn ha, tăng 0,7%; đậu tương 931 ha, bằng 99,6%; lạc 1,5 nghìn ha, bằng 92,3%; rau 24,2 nghìn ha, bằng 98%; đậu 294 ha, tăng 19%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn lợn hiện có 1,46 triệu con, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023; đàn trâu 29,4 nghìn con, tăng 2,1%; đàn bò 126,2 nghìn con, giảm 1,9%; đàn gia cầm 41,2 triệu con, tăng 1,5% (đàn gà 27,3 triệu con, tăng 1,6%). Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 106,9 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023; thịt trâu 879 tấn, tăng 2,2%; thịt bò 4,5 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt gia cầm 69,1 nghìn tấn, tăng 3,1% (thịt gà 52,2 nghìn tấn, tăng 4%); trứng gia cầm 1.210 triệu quả, tăng 4,1%. 1.2. Lâm nghiệp và thủy sảnSản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Trong tháng Năm, sản lượng gỗ khai thác đạt 1,7 nghìn m3, bằng 96,1% cùng kỳ năm trước; sản lượng củi đạt 63 ste, tăng 3,3%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 90 ha, bằng 97,8% cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 454 nghìn cây, tăng 0,9%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8,5 nghìn m3, bằng 96%; sản lượng củi đạt 304 ste, tăng 3,4%. Sản lượng thủy sản tháng Năm ước đạt 10,4 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 10,3 nghìn tấn, tăng 3,5%; thủy sản khai thác đạt 107 tấn, giảm 1,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 47,9 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 47,4 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 499 tấn, giảm 2,2%. 2. Sản xuất công nghiệpChỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Năm tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,3% và tăng 4,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,3% và tăng 13,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 2,5% và tăng 11,2%; ngành khai khoáng giảm 9,7% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Ước tính 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số IIP tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,7%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9,7%; khai khoáng giảm 7,3%.Trong 5 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 13,4%; sản xuất máy móc, thiết bị tăng 11,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 11,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 10,1%. Bên cạnh đó, 5 ngành sản xuất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc giảm 9,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ và sản xuất xe có động cơ giảm 4,2%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 3,1%; dệt giảm 0,6%. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 5/2024 tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,9%; khu vực Nhà nước tăng 1,2%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 2,2% (trong đó sản xuất máy móc, thiết bị giảm 20,7%; dệt giảm 10,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,5%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,6%; ngành khai khoáng tăng 24,9%. 3. Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Năm ước tính đạt 4.686 tỷ đồng, tăng 15,6% so với thực hiện tháng trước và tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 1.909 tỷ đồng, tăng 25,4% và tăng 19,8%; vốn NSNN cấp huyện 2.543 tỷ đồng, tăng 8,5% và tăng 24,8%; vốn NSNN cấp xã 234 tỷ đồng, tăng 25,3% và tăng 68,1%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư từ nguồn NSNN do địa phương quản lý thực hiện được 18,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và đạt 24% kế hoạch năm 2024, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% và đạt 20,6%; vốn NSNN cấp huyện 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 32,5% và đạt 27%; vốn NSNN cấp xã 0,9 nghìn tỷ đồng, tăng 50,6% và đạt 25,8%. Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố: Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,2%. Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 30,7% kế hoạch vốn. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 7,3% kế hoạch vốn. Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình; mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 7% kế hoạch vốn. Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 50,2% kế hoạch vốn. Công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2024. Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 74,6% kế hoạch vốn. Dự kiến công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024. 4. Thu hút đầu tư nước ngoài và đăng ký doanh nghiệp 4.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tháng Năm, thành phố Hà Nội có 19 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 17,3 triệu USD; có 7 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với 70,7 triệu USD; có 19 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với số vốn đạt 10,6 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1.120 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 92 dự án với số vốn đạt 1.025 triệu USD; 64 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 36,8 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 86 lượt, đạt 57,9 triệu USD. 4.2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp Trong tháng Năm, thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 3.248 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, giảm 28,9%; 945 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 74,7%; 2.064 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 98,6%; 348 doanh nghiệp giải thể, tăng 14,7%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 12,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 124,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và giảm 3,5% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 5,4 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 18,5%; gần 16,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 29,4%; có 1,7 nghìn doanh nghiệp giải thể, tăng 14,8%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 5. Hoạt động thương mại, dịch vụ 5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Trong tháng Năm, Thành phố thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp nghỉ Lễ kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính đạt 69 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 43,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 12,2%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 10,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 46,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 14 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% và tăng 8,9%.   Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 336,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 215,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,1% tổng mức và tăng 10% (đá quý, kim loại quý tăng 29,4%; lương thực, thực phẩm tăng 11,9%; hàng may mặc tăng 10,1%, ô tô con tăng 8,1%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 7,5%; xăng dầu tăng 7,1%; phương tiện đi lại trừ ô tô con tăng 6,7%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 5,3%; hàng hóa khác tăng 12,7%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 43 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,8% và tăng 12,4% (dịch vụ lưu trú tăng 34,8%; dịch vụ ăn uống tăng 10,1%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 10,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2% và tăng 48,9%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 67,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,9% và tăng 4,3%. 5.2. Vận tải và bưu chính chuyển phát Vận chuyển hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển tháng Năm ước đạt 35,4 triệu lượt người, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt hơn 1 tỷ lượt người.km, tăng 0,4% và tăng 10%; doanh thu ước tính đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 17,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 170,5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 5,1 tỷ lượt người.km, tăng 19,1%; doanh thu đạt 9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5%. Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Năm ước tính đạt 134,6 triệu tấn, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 13 tỷ tấn.km, tăng 0,3% và tăng 11%; doanh thu ước tính đạt 7,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% và tăng 14,2%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 661 triệu tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 64,4 tỷ tấn.km, tăng 14,8%; doanh thu đạt 37,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5%. Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải: Tháng Năm ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt 36,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát: Tháng Năm ước tính đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. 5.3. Hoạt động du lịch Tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội tháng Năm ước đạt 547 nghìn lượt người, giảm 1% so với tháng trước và tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2.641 nghìn lượt người, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khách quốc tế tháng Năm ước đạt 392 nghìn lượt người, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 64,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đạt 1.917 nghìn lượt người, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 223 nghìn lượt người, tăng 26,9%; Trung Quốc 206 nghìn lượt người, gấp 2,2 lần; Mỹ 130,4 nghìn lượt người, tăng 34,2%; Anh 113,6 nghìn lượt người, tăng 59,3%; Pháp 103,8 nghìn lượt người, tăng 76%; Nhật Bản 102,6 nghìn lượt người, tăng 37%; Đức 75,8 nghìn lượt người, tăng 66,5%; Ma-lai-xi-a đạt 50,6 nghìn lượt khách, tăng 16,6%; Canada 41,3 nghìn lượt người, tăng 40,2%; Xin-ga-po 38,8 nghìn lượt người, tăng 7,8%; Thái Lan 34,4 nghìn lượt người, giảm 28,6%. Khách nội địa tháng Năm ước đạt 155 nghìn lượt người, tăng 1% so với tháng trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, khách trong nước đến Hà Nội đạt 724 nghìn lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác: Trên địa bàn Thành phố hiện có 3.760 cơ sở lưu trú du lịch với 71,2 nghìn phòng, trong đó 607 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 26,6 nghìn phòng, chiếm 37% tổng số phòng và 16% tổng số cơ sở lưu trú du lịch. Trong tháng Năm, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn từ 1 đến 5 sao ước đạt 64,7%, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 63,9%, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 43 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 41 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn đã thu hút, đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm. 5.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Năm ước tính đạt 1.486 triệu USD, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 866 triệu USD, tăng 1,8% và tăng 7,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 620 triệu USD, tăng 1,8% và tăng 10,2%. Trong tháng, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 214 triệu USD, tăng 29,4%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 195 triệu USD, tăng 20,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 150 triệu USD, tăng 20,8%; hàng nông sản đạt 128 triệu USD, tăng 8,1%; xăng dầu đạt 120 triệu USD, tăng 9,6%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 73 triệu USD, tăng 17,7%; hàng hóa khác đạt 369 triệu USD, tăng 3,5%. Trong tháng Năm cũng có 2 nhóm hàng chủ yếu kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng dệt may đạt 158 triệu USD, giảm 16,8%; giầy dép và sản phẩm từ da đạt 25 triệu USD, giảm 38,5%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 7,16 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 4,19 tỷ USD, tăng 10,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,97 tỷ USD, tăng 3,6%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 995 triệu USD, tăng 10,3%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 920 triệu USD, tăng 15,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 773 triệu USD, tăng 10,9%; hàng nông sản đạt 629 triệu USD, tăng 45,7%; xăng dầu đạt 627 triệu USD, tăng 14,8%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 330 triệu USD, tăng 9%; hàng hóa khác đạt 1,8 tỷ USD, tăng 2,1%. Có 4/12 nhóm hàng chủ yếu kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng dệt may đạt 778 triệu USD, giảm 4,1%; giầy dép và sản phẩm từ da đạt 125 triệu USD, giảm 31,8%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 92 triệu USD, giảm 9,6%; điện thoại và linh kiện đạt 47 triệu USD, giảm 41%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Năm ước tính đạt 3.451 triệu USD, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 2.883 triệu USD, tăng 2,7% và tăng 23,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 568 triệu USD, tăng 2,9% và tăng 4,3%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ: Xăng dầu đạt 603 triệu USD, tăng 87,7%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 544 triệu USD, tăng 6,2%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 210 triệu USD, tăng 23%; sắt thép đạt 184 triệu USD, tăng 58,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 179 triệu USD, tăng 14%; kim loại khác đạt 103 triệu USD, tăng 36,8%; chất dẻo đạt 99 triệu USD, tăng 6,7%; vải đạt 88 triệu USD, tăng 5,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 64 triệu USD, tăng 6,7%; hàng hóa khác đạt 1.144 triệu USD, tăng 9,6%. Trong tháng, 4/14 nhóm hàng chủ yếu có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 66 triệu USD, giảm 14,3%; sản phẩm hóa chất đạt 63 triệu USD, giảm 6,6%; thức ăn gia súc đạt 57 triệu USD, giảm 1%; ngô đạt 47 triệu USD, giảm 6,3%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 15,98 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 13,35 tỷ USD, tăng 14,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 2,63 tỷ USD, giảm 0,7%. Một số nhóm hàng có giá trị nhập khẩu lớn như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 2.507 triệu USD, tăng 7,7%; xăng dầu đạt 2.502 triệu USD, tăng 23,5%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 969 triệu USD, tăng 8%; sắt thép đạt 846 triệu USD, tăng 32,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 807 triệu USD, giảm 0,8%; chất dẻo đạt 490 triệu USD, tăng 4,7%; kim loại khác đạt 483 triệu USD, tăng 25,6%; hàng hóa khác đạt 5.478 triệu USD, tăng 12,2%. 6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 giảm 0,13% so với tháng trước, tăng 0,59% so với tháng 12/2023 và tăng 5,43% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 5,31% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Trong tháng Năm, 3/11 nhóm hàng có CPI giảm so với tháng trước, trong đó: Nhóm giao thông giảm 1,59% (tác động làm giảm CPI chung 0,16%) do bình quân trong tháng giá xăng giảm 4,65% so với tháng trước; giá dầu diezen giảm 5,07%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,02% do giá gas giảm 1,43%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Trong tháng có 6/11 nhóm hàng CPI tăng nhẹ so với tháng trước: Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,54% (tác động làm tăng CPI chung 0,03%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; các nhóm: Thuốc, dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép; đồ uống và thuốc lá cùng tăng 0,02%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%. Có 2 nhóm hàng chỉ số CPI tương đương tháng trước là: Hàng ăn, dịch vụ ăn uống và giáo dục. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 5,31% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 9/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng 32,87% (tác động làm CPI bình quân chung 5 tháng đầu năm tăng 2,6%) do 3 tháng đầu năm các trường công lập trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố, đồng thời một số trường dân lập, tư thục cũng áp dụng mức tăng thu học phí trong năm học 2023-2024. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,87% (tác động làm CPI tăng 1,19%) do bình quân 5 tháng giá gas tăng 2,62% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến giá điện bình quân tăng 9,51%; giá nước tăng 31,08%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,27% (tác động làm CPI tăng 1,02%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,98% (tác động làm CPI tăng 0,15%); giao thông tăng 2,73% (tác động làm CPI tăng 0,27%); đồ uống và thuốc lá tăng 2,63% (tác động làm CPI tăng 0,05%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,88% (tác động làm CPI tăng 0,11%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,24% chủ yếu do giá đồ trang sức tăng 25,15% và dịch vụ bảo hiểm y tế tăng 20,82% đã tác động làm CPI bình quân chung tăng 0,26%. Trong 5 tháng đầu năm nay, có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,44%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,33%. Chỉ số giá vàng tháng Năm tăng 3,63% so với tháng trước, tăng 22,19% so với tháng 12/2023 và tăng 33,33% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 24,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Năm tăng 1,36% so với tháng trước, tăng 4,25% so với tháng 12/2023 và tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,09% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. 7. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán 7.1. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 227,3 nghìn tỷ đồng, đạt 55,6% dự toán pháp lệnh năm và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa 215,9 nghìn tỷ đồng, đạt 57% và tăng 12,9%; thu từ dầu thô 1,6 nghìn tỷ đồng, đạt 53,7% và tăng 36,9%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 36,3% và tăng 6,1%.Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 5 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 41,9 nghìn tỷ đồng, đạt 59,4% dự toán năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 14,9 nghìn tỷ đồng, đạt 55,7% và tăng 15,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 48,3 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% và tăng 19,6%; thuế thu nhập cá nhân 23 nghìn tỷ đồng, đạt 56% và tăng 18,6%; thu tiền sử dụng đất 8,9 nghìn tỷ đồng, đạt 24,8% và gấp 3,2 lần; thu lệ phí trước bạ 2,8 nghìn tỷ đồng, đạt 43,4% tăng 3,1%; thu phí và lệ phí 9,6 nghìn tỷ đồng, đạt 49,3% và tăng 30,1%.Chi ngân sách địa phương 5 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 37,2 nghìn tỷ đồng, đạt 25,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi thường xuyên 21,8 nghìn tỷ đồng, đạt 38,1% và tăng 13,6%; chi đầu tư phát triển 15,4 nghìn tỷ đồng, đạt 19% và tăng 32,3%. 7.2. Tín dụng ngân hàng Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục khuyến khích các Tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí, thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 7,5-9,7%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,6%/năm theo quy định của NHNN. Lãi suất tiền gửi tác động theo đó phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,8 - 3,3%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3 - 5,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,1 - 5,7%/năm. Hoạt động huy động vốn: Ước đến cuối tháng 5/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố đạt 5.315 nghìn tỷ đồng, tăng 0,15% so với tháng trước và giảm 0,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.674 nghìn tỷ đồng, tăng 0,16% và tăng 0,08%; phát hành giấy tờ có giá đạt 641 nghìn tỷ đồng, tăng 0,03% và giảm 3,64%. Hoạt động tín dụng: Ước đến cuối tháng 5/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.801 nghìn tỷ đồng, tăng 1,14% so với tháng trước và tăng 5,09% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1.604 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 6,61%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.197 nghìn tỷ đồng, tăng 1,03% và tăng 4,01%. Tính đến cuối tháng 5/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,9% trong tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo. Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 15,05% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,9%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,93%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,14%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,32%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,43%. 7.3. Thị trường chứng khoán Tính đến hết tháng Tư năm 2024, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.193 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 322 doanh nghiệp và Upcom có 871 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 593,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 159,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,01% và tăng 7,1%; Upcom đạt 434,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% và tăng 4,8%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Tư đạt 1.556 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 308 nghìn tỷ đồng, giảm 6% và tăng 18,8%; Upcom đạt 1.248 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% và tăng 28,3%. Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Tư khối lượng giao dịch đạt 1.892 triệu CP được chuyển nhượng, giảm 20,5% so với tháng trước và giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 39,4 nghìn tỷ đồng, giảm 19,8% và tăng 46%. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 1.781 triệu CP, giảm 22,4% và giảm 1,4%; giá trị đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, giảm 21,8% và tăng 47,4%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch đạt 7,2 tỷ CP với giá trị chuyển nhượng đạt 145 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% về khối lượng và tăng 68,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Tư, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 226 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 11 mã giao dịch; cá nhân 215 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới 4 tháng đầu năm 2024 đạt 540 nghìn tài khoản. 8. Một số vấn đề xã hội 8.1. Giải quyết việc làm Trong tháng 5/2024, Thành phố hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hơn 27 nghìn lao động, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách vay với số tiền 647,1 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 8,8 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm với 632 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, kết quả có 1,6 nghìn lao động được tuyển dụng; số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 16,6 nghìn lao động. Tính chung 5 tháng đầu năm, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 100,3 nghìn lao động, đạt 60,8% kế hoạch năm, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong tháng Năm, Thành phố đã ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 5,6 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 170,5 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vấn giới thiệu việc làm mới, trong đó hỗ trợ học nghề 260,5 triệu đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, Thành phố đã ra quyết định hưởng BHTN cho gần 25 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 793,7 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp và hỗ trợ học nghề với số tiền 1,3 tỷ đồng. 8.2. Bảo đảm an sinh xã hội Trong tháng Năm, Thành phố thực hiện tốt việc chăm lo, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Bên cạnh đó Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã đến dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử cách mạng tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cũng trong tháng, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 1.172 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã chi cho công tác ưu đãi người có công là 1.012 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho trên 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 913 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 38 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo được Thành phố quan tâm thực hiện, từ đầu năm đến nay đã có 613 ngôi nhà được khởi công xây sửa, đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó 161 nhà xây mới và sửa chữa đã hoàn thành. Tính đến cuối tháng Năm, toàn Thành phố có 203,3 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 5 tháng đầu năm 2024 là 771,3 tỷ đồng. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.020 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố với mức trợ cấp nuôi dưỡng thấp nhất là 1,8 triệu đồng/người/tháng (riêng trẻ em dưới 4 tuổi là 2,2 triệu đồng/tháng) và chi khác 350 nghìn đồng/tháng. 8.3. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội Năm 2024, theo kế hoạch Thành phố giao: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động. Ước tính đến hết 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,31% dân số với 8.021 nghìn người tham gia, tăng 0,4% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước. Có 2.092 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44,33% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 1,65% và tăng 5,73%; gần 114,3 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,42%), tăng 7,48% và tăng 53,36%. Số người tham gia BHTN là 2.024 nghìn người (chiếm 40,03%), tăng 1,69% và tăng 5,86%. Tính đến cuối tháng 5/2024, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 26,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 30,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 17,4 nghìn tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 9,6 nghìn tỷ đồng). 8.4. Giáo dục, đào tạo và dạy nghề Trong tháng Năm, các Trường tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố cơ bản hoàn thành xong đánh giá kết quả năm học 2023 - 2024; hoàn thành hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 (THPT) năm học 2024 - 2025 và hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Năm học 2023 - 2024, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 12 học sinh đạt giải quốc tế, 184 học sinh đạt giải quốc gia (tăng 43 giải so với năm học trước), 3 học sinh được lựa chọn tham gia đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế; 3 giải tại kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; 35 học sinh đạt giải quốc gia trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, hơn 5.000 học sinh giỏi cấp Thành phố; 136 học sinh xuất sắc được kết nạp Đảng. Về giáo dục nghề nghiệp, 5 tháng đầu năm 2024 các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh được 95,2 nghìn người (trong đó 7,6 nghìn người trình độ cao đẳng; 9,1 nghìn người trình độ trung cấp; 78,5 nghìn người trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng), đạt 40,5% kế hoạch tuyển sinh năm 2024, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần cung cấp nguồn lao động có trình độ đào tạo cho thị trường lao động trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. 8.5. Tình hình dịch bệnhTheo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 15/4 đến ngày 14/5/2024 tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát tốt, cụ thể như sau:Bệnh Sốt xuất huyết Dengue có xu hướng giảm so với tháng trước, trong tháng ghi nhận 81 ca mắc; cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay Thành phố ghi nhận 652 ca mắc (cùng kỳ năm 2023 có 236 ca mắc). Bệnh Tay chân miệng có chiều hướng tăng nhanh, trong kỳ báo cáo ghi nhận 617 ca mắc; cộng dồn từ đầu năm đến nay có 1.231 ca mắc (cùng kỳ 550 ca mắc). Bệnh thủy đậu 258 ca mắc; cộng dồn 561 ca mắc (cùng kỳ 1.419 ca mắc). Số ca mắc Covid-19 ghi nhận 30 ca; cộng dồn 5 tháng đầu năm có 636 ca mắc. Ho gà 34 ca mắc; cồng dồn 80 ca mắc. Các bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện rải rác không đáng kể, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Hiện nay, thời tiết đang giao mùa, dự báo trong thời gian tới, các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan như Covid-19, cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, rubella, adeno vi rút, Tay chân miệng, sốt xuất huyết... có thể có xu hướng gia tăng. Vì vậy các địa phương và cơ sở giáo dục cần làm tốt công tác tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống các ổ dịch mới để kiểm soát tốt nguy cơ bùng phát dịch và giảm thiểu số ca mắc.Cũng trong tháng Năm, Hà Nội triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024” Thành phố đã đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, khống chế không để ngộ độc thực phẩm nhất là những nơi đông người gây tử vong góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định an toàn xã hội và nâng cao đời sống người dân.8.6. Hoạt động văn hóa, thể thaoHoạt động văn hóa: Trong tháng Năm, Thành phố tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Ngày Quốc tế Lao động 01/5; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.Trong tháng Năm, các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố đã tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân đến dâng hương, tham quan du lịch tất cả các ngày trong tuần với 260 nghìn lượt khách, đạt 14,1 tỷ đồng doanh thu phí. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, các di tích đã đón gần 1,6 triệu lượt khách tham quan, đạt 57,4% kế hoạch năm; doanh thu phí tham quan 84,5 tỷ đồng, hoàn thành 112% kế hoạch năm. Cũng trong tháng, các đơn vị nghệ thuật tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại và phục vụ đông đảo các tầng lớp Nhân dân với hơn 200 buổi diễn, thu hút 127,2 nghìn lượt khán giả, doanh thu 3,3 tỷ đồng. Cộng dồn 5 tháng đầu năm, Thành phố đã tổ chức 970 buổi biểu diễn, đạt 43,6% kế hoạch năm; thu hút 339,6 nghìn lượt khán giả, đạt 36,6%; doanh thu 22,8 tỷ đồng, đạt 47,1%.Bên cạnh đó, Bảo tàng Hà Nội duy trì mở cửa đón khách tham quan, bố trí cán bộ thuyết minh hướng dẫn, đón tiếp khách đến tham quan, trong 5 tháng đầu năm 2024 đã đón 49,7 nghìn lượt khách. Thư viện Hà Nội phục vụ bạn đọc tại chỗ, cho mượn về nhà và qua không gian mạng với số lượng trên 1,4 triệu lượt người; phục vụ hơn 3,1 triệu lượt tài liệu; số lượng người cấp mới và đổi thẻ thư viện gần 11,1 nghìn người. Hoạt động thể thao: Trong tháng Năm, Thành phố đã cử các đoàn huấn luận viên, vận động viên đi tập huấn, thi đấu các giải đấu trong nước và quốc tế, đồng thời phối hợp tổ chức các giải thi đấu chuyên nghiệp theo kế hoạch. Thể thao thành tích cao Hà Nội 5 tháng đầu năm 2024 đạt được 40 huy chương tại các giải đấu quốc tế (6 huy chương Vàng, 14 huy chương Bạc, 20 huy chương Đồng) và 667 huy chương trong nước (263 huy chương Vàng, 212 huy chương Bạc, 192 huy chương Đồng). Thể thao quần chúng tiếp tục được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã với các giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Võ, Quần vợt, Bóng bàn... 8.7. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Năm (từ 15/4/2024 đến 14/5/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau: Phạm pháp hình sự: Trong tháng phát hiện hơn 600 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 289 vụ do công an khám phá. Số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 515 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 191 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 222 đối tượng, thu nộp ngân sách 20,7 tỷ đồng. Cộng dồn 5 tháng đầu năm 2024, phát hiện 2.214 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 2.181 đối tượng; 1.480 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, bắt giữ 1.687 đối tượng; thu nộp ngân sách 66,8 tỷ đồng. Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 34 vụ cờ bạc, bắt giữ 156 đối tượng. Tổng số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 230 vụ, bắt giữ 384 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 220 vụ với 344 đối tượng. Cộng dồn 5 tháng đầu năm nay, trên địa bàn Thành phố đã phát hiện 282 vụ cờ bạc, bắt giữ 1.452 đối tượng; số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 1.629 vụ, bắt giữ 2.460 đối tượng. Tai nạn giao thông: Tháng Năm, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 153 vụ tai nạn giao thông làm 64 người chết và bị thương 158 người. Trong đó, 151 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 62 người chết, 158 người bị thương và 2 vụ tai nạn đường sắt làm 2 người chết. Chia theo mức độ nghiêm trọng, có 72 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 64 người và bị thương 39 người; số vụ tai nạn ít nghiêm trọng và va chạm có 81 vụ làm 119 người bị thương. Cộng dồn 5 tháng đầu năm 2024, xảy ra 697 vụ tai nạn giao thông, trong đó 686 vụ tai nạn đường bộ và 11 vụ tai nạn đường sắt, làm 300 người chết và 594 người bị thương. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng phát hiện 723 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 724 đối tượng; xử lý 698 vụ với 702 đối tượng; thu nộp ngân sách hơn 3,3 tỷ đồng. Cũng trong tháng Năm, trên địa bàn Thành phố xảy ra 100 vụ cháy, trong đó có 14 vụ cháy trung bình và 75 vụ cháy nhỏ. Cộng dồn 5 tháng đầu năm, ghi nhận 2.986 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 3.010 đối tượng; 477 vụ cháy làm 6 người chết và 3 người bị thương./.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024
  •   29/04/2024 09:23

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung vào chăm sóc lúa, cây màu vụ Xuân và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành gieo cấy lúa vụ Xuân với diện tích ước đạt 80,9 nghìn ha, bằng 98,1% cùng kỳ năm trước; hiện lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, trà lúa sớm đang giai đoạn làm đòng, trỗ bông. Công tác gieo trồng cây màu vụ Xuân được các địa phương tích cực triển khai, đến trung tuần tháng Tư toàn Thành phố đã gieo trồng được 3,3 nghìn ha ngô, bằng 93,6% cùng kỳ năm trước; 1,3 nghìn ha lạc, bằng 93,8%; 214 ha khoai lang, tăng 1,4%; 212 ha đậu tương, bằng 96,8%; 196 ha đậu các loại, tăng 12,6%; 9,8 nghìn ha rau, bằng 98,3%. Tính chung vụ Đông Xuân năm nay, Thành phố gieo trồng được 8,9 nghìn ha ngô, bằng 99,6%; 1,5 nghìn ha lạc, bằng 92,4%; 1,1 nghìn ha khoai lang, tăng 0,7%; 933 ha đậu tương, bằng 99,8%; 296 ha đậu các loại, tăng 19,8%; 24,1 nghìn ha rau, bằng 97,9%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn lợn hiện có 1,45 triệu con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2023; đàn trâu 29,3 nghìn con, tăng 2,1%; đàn bò 126,4 nghìn con, giảm 1,9%; đàn gia cầm 40,8 triệu con, tăng 1,5% (đàn gà 27,1 triệu con, tăng 1,5%). Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 85,5 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023; thịt trâu 702 tấn, tăng 2,2%; thịt bò 3,7 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt gia cầm 54,9 nghìn tấn, tăng 2,5% (thịt gà 41,4 nghìn tấn, tăng 2,9%); trứng gia cầm 960 triệu quả, tăng 3,3%. 1.2. Lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào công tác trồng rừng vụ Xuân và trồng cây lâm nghiệp phân tán; chăm sóc và bảo vệ rừng, thu hoạch gỗ và lâm sản. Trong tháng Tư, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 27 ha, bằng 96,4% cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 136 nghìn cây, tăng 1,5%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1,7 nghìn m3, bằng 96,1%; sản lượng củi đạt 62 ste, tăng 3,3%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 90 ha, bằng 97,8% cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 454 nghìn cây, tăng 0,9%; sản lượng gỗ khai thác đạt 6,8 nghìn m3, bằng 96%; sản lượng củi đạt 241 ste, tăng 3,4%. Sản lượng thủy sản tháng Tư ước đạt 9 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 8,9 nghìn tấn, tăng 3,5%; thủy sản khai thác đạt 105 tấn, giảm 1,9%. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 36,1 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 35,7 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 392 tấn, giảm 2,2%. 2. Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Tư ước tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9% và tăng 5,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,9% và tăng 7,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 1,5% và tăng 9,7%; ngành khai khoáng tăng 19,6% và giảm 16,7%. Ước tính 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số IIP tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9%; khai khoáng giảm 12,2%. Trong 4 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,9%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 11,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,9%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 8,3%; sản xuất trang phục tăng 6,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 11,3%. Bên cạnh đó, một số ngành giảm so với cùng kỳ: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 4,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 3,6%; sản xuất da và sản phẩm liên quan giảm 3,2%; sản xuất đồ uống giảm 0,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc giảm 12,8%. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 4/2024 tăng 0,4% so với cuối tháng trước và giảm 0,8% so với cùng thời điểm năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài Nhà nước cùng giảm 2,5%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5% (trong đó sản xuất máy móc, thiết bị giảm 24%; dệt giảm 10,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 9,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,6%; sản xuất trang phục giảm 4,8%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,3%; ngành khai khoáng tăng 45,6%. 3. Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Tư ước tính đạt 3.946 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thực hiện tháng trước và tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 1.520 tỷ đồng, tăng 5,3% và tăng 18,2%; vốn NSNN cấp huyện 2.245 tỷ đồng, tăng 11,1% và tăng 28,5%; vốn NSNN cấp xã 181 tỷ đồng, tăng 8,3% và tăng 42,9%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư từ nguồn NSNN do địa phương quản lý thực hiện được 13,9 nghìn tỷ đồng, đạt 17,8% kế hoạch năm, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 5,5 nghìn tỷ đồng, đạt 15,3%, tăng 11,9%; vốn NSNN cấp huyện 7,8 nghìn tỷ đồng, đạt 20,2% và tăng 33,4%; vốn NSNN cấp xã 0,6 nghìn tỷ đồng, đạt 18,5% và tăng 43,4%. Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố: Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,9%. Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 28,9% kế hoạch vốn. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 7,1% kế hoạch vốn. Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình; mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 6,8% kế hoạch vốn. Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 47,4% kế hoạch vốn. Công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2024. Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 73,7% kế hoạch vốn. Dự kiến công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024. 4. Thu hút đầu tư nước ngoài và đăng ký doanh nghiệp 4.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tháng Tư, thành phố Hà Nội có 20 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 103,9 triệu USD; có 14 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với 57,4 triệu USD; có 27 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với số vốn đạt 15,5 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD. 4.2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp Trong tháng Tư, thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 2.514 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24%; 758 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 14%; 1.878 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 16%; 269 doanh nghiệp giải thể, giảm 13%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 9,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 97,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6% về số lượng doanh nghiệp và tăng 9% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 4,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 10%; hơn 14,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 24%; có 1,4 nghìn doanh nghiệp giải thể, tăng 12%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 5. Hoạt động thương mại, dịch vụ 5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Trong tháng Tư, Thành phố thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong dịp nghỉ Lễ kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư ước tính đạt 66,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 8,4%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 8,2%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% và tăng 52,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và tăng 2,1%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 266,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 171,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,5% tổng mức và tăng 9,2% (đá quý, kim loại quý tăng 24,1%; lương thực, thực phẩm tăng 10,9%; phương tiện đi lại trừ ô tô con tăng 9,1%; hàng may mặc tăng 8,9%; ô tô con tăng 6,9%; xăng dầu tăng 6,3%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 6%; hàng hóa khác tăng 13,2%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 34 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,8% và tăng 12,5% (dịch vụ lưu trú tăng 37,9%; dịch vụ ăn uống tăng 10,1%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 8,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,1% và tăng 49%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 52,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,6% và tăng 1,7%. 5.2. Vận tải và bưu chính chuyển phát Vận chuyển hành khách: Trong tháng Tư, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 34,7 triệu lượt người, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt hơn 1 tỷ lượt người.km, tăng 1,5% và tăng 10,2%; doanh thu ước tính đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 18%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 135,2 triệu lượt người, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 4 tỷ lượt người.km tăng 21,8%; doanh thu đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5%. Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Tư ước tính đạt 134,5 triệu tấn, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 13 tỷ tấn.km, tăng 0,7% và tăng 12,5%; doanh thu ước tính đạt 7,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% và tăng 15,4%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 526,4 triệu tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 51,4 tỷ tấn.km, tăng 15,8%; doanh thu đạt 30 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1%. Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải tháng Tư ước tính đạt 7,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 29,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát tháng Tư ước tính đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023. 5.3. Hoạt động du lịch Khách du lịch đến Hà Nội tháng Tư ước đạt 605 nghìn lượt người, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2.147 nghìn lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khách quốc tế tháng Tư ước đạt 450 nghìn lượt người, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế ước đạt gần 1.576 nghìn lượt người, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 179,6 nghìn lượt người, tăng 28,2%; Trung Quốc 160,8 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần; Mỹ 116,5 nghìn lượt người, tăng 41%; Anh 97,6 nghìn lượt người, tăng 64,9%; Pháp 84,1 nghìn lượt người, tăng 67,8%; Nhật Bản 84 nghìn lượt người, tăng 42,9%; Đức 68,6 nghìn lượt người, tăng 73,9%; Ma-lai-xi-a đạt 46,6 nghìn lượt khách, tăng 31,6%; Xin-ga-po 32 nghìn lượt người, tăng 10,2%; Thái Lan 30,2 nghìn lượt người, giảm 29%. Khách du lịch nội địa tháng Tư ước đạt 155 nghìn lượt người, tăng 15,7% so với tháng trước và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, khách trong nước đến Hà Nội ước đạt 571 nghìn lượt người, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác: Trên địa bàn Thành phố hiện có 3.760 cơ sở lưu trú du lịch với 71,2 nghìn phòng, trong đó 607 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 26,6 nghìn phòng, chiếm 37% tổng số phòng và 16% tổng số cơ sở lưu trú du lịch. Trong tháng Tư, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn từ 1 đến 5 sao ước đạt 66,1%, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 62,5%, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 34 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 39 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn đã thu hút, đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm. 5.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Tư ước tính đạt 1.543 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 1.041 triệu USD, tăng 16,2% và tăng 15,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 502 triệu USD, giảm 20,8% và giảm 13,8%. Trong tháng, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 211 triệu USD, tăng 29,3%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 194 triệu USD, tăng 13,9%; hàng dệt may đạt 172 triệu USD, tăng 0,8%; hàng nông sản đạt 162 triệu USD, tăng 62,9%; xăng dầu đạt 119 triệu USD, tăng 21%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 75 triệu USD, tăng 20,7%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 162 triệu USD, giảm 24,8%; giầy dép và sản phẩm từ da đạt 25 triệu USD, giảm 33,5%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 19 triệu USD, giảm 20,7%; hàng hóa khác đạt 379 triệu USD, giảm 5,5%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 5,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 18,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,3 tỷ USD, giảm 2,7%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 783 triệu USD, tăng 6,2%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 729 triệu USD, tăng 15,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 637 triệu USD, tăng 11,3%; hàng dệt may đạt 637 triệu USD, tăng 2,6%; hàng nông sản đạt 538 triệu USD, tăng 72%; xăng dầu đạt 509 triệu USD, tăng 16,4%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 261 triệu USD, tăng 8,3%; hàng hóa khác đạt 1,4 tỷ USD, tăng 2,5%. Có 3/12 nhóm hàng chủ yếu kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Giầy dép và sản phẩm từ da đạt 101 triệu USD, giảm 29,6%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 65 triệu USD, giảm 20,4%; điện thoại và linh kiện đạt 29 triệu USD, giảm 59,7%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tư ước tính đạt 3.201 triệu USD, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 2.705 triệu USD, giảm 1% và tăng 14,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 496 triệu USD, giảm 10,2% và giảm 5%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ: Xăng dầu đạt 494 triệu USD, tăng 32,6%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 210 triệu USD, tăng 16,1%; sắt thép đạt 159 triệu USD, tăng 9,6%; chất dẻo đạt 105 triệu USD, tăng 35,3%; kim loại khác đạt 98 triệu USD, tăng 28,4%; hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 74 triệu USD, tăng 49,2%; sản phẩm hóa chất đạt 70 triệu USD, tăng 11,6%; hàng hóa khác đạt 1.053 triệu USD, tăng 7,7%. Trong tháng, 3/14 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 543 triệu USD, giảm 0,2%; vải đạt 75 triệu USD, giảm 0,3%; ngô đạt 40 triệu USD, giảm 25%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 10,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 2 tỷ USD, giảm 4,6%. Một số nhóm hàng có giá trị nhập khẩu lớn như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 1.974 triệu USD, tăng 8,7%; xăng dầu đạt 1.790 triệu USD, tăng 5%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 767 triệu USD, tăng 5,4%; sắt thép đạt 639 triệu USD, tăng 22,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 612 triệu USD, giảm 6,8%; chất dẻo đạt 397 triệu USD, tăng 5,9%; kim loại khác đạt 376 triệu USD, tăng 21,6%; hàng hóa khác đạt 4.308 triệu USD, tăng 12,2%. 6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 giảm 0,46% so với tháng trước, tăng 0,72% so với tháng 12/2023 và tăng 5,74% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 5,28% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Trong tháng Tư, 6/11 nhóm hàng có CPI giảm so với tháng trước, trong đó: Nhóm giáo dục giảm 10,24% (tác động làm giảm CPI chung 0,81%) do Hà Nội thực hiện Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND Thành phố về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (giảm so với mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND thành phố Hà Nội). Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,35% (tác động làm giảm CPI chung 0,07%) do giá gas giảm 0,94% so với tháng trước; sản lượng tiêu thụ điện, nước giảm dẫn đến bình quân trong tháng giá điện giảm 0,97%; giá nước giảm 4,64%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,25% (tác động làm giảm CPI chung 0,08%) chủ yếu do giá lương thực giảm 0,16%; thực phẩm giảm 0,45%. Các nhóm còn lại giảm nhẹ: Nhóm đồ uống, thuốc lá giảm 0,05%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình giảm 0,02%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Trong tháng có 5/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước: Nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng 6,87% (tác động làm tăng CPI chung 0,35%) do Hà Nội thực hiện Nghị quyết 05/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND Thành phố quy định mức tăng giá tăng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc Thành phố quản lý. Nhóm giao thông tăng 1,91% (tác động làm tăng CPI chung 0,19%) do bình quân trong tháng giá xăng tăng 4,80%; giá dầu diezen tăng 2,01% so với tháng trước. Các nhóm còn lại tăng nhẹ: Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,2%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,34%. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 5,28% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 8/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng 34,9% (tác động làm CPI bình quân chung 4 tháng đầu tăng 2,76%) do 3 tháng đầu năm các trường công lập trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố, đồng thời một số trường dân lập, tư thục cũng áp dụng mức tăng thu học phí trong năm học 2023-2024. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,02% (tác động làm CPI tăng 1,22%) do bình quân 4 tháng giá gas tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến giá điện bình quân tăng 9,15%; giá nước tăng 33,17%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,19% (tác động làm CPI tăng 0,99%); đồ uống và thuốc lá tăng 2,61% (tác động làm CPI tăng 0,05%); giao thông tăng 2,19% (tác động làm CPI tăng 0,21%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,96%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,8%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,35% chủ yếu do giá đồ trang sức tăng 23,45% và dịch vụ bảo hiểm y tế tăng 2,46% đã tác động làm CPI bình quân chung tăng 0,26%. Trong 4 tháng đầu năm nay, có 3/11 nhóm hàng CPI bình giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,5%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,08%. Chỉ số giá vàng tháng Tư tăng 7,81% so với tháng trước, tăng 17,91% so với tháng 12/2023 và tăng 30,75% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 22,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Tư tăng 1,15% so với tháng trước, tăng 2,85% so với tháng 12/2023 và tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 4,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. 7. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán 7.1. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa 189,3 nghìn tỷ đồng, đạt 50% dự toán và tăng 6,7%; thu từ dầu thô 1,6 nghìn tỷ đồng, đạt 52,2% và tăng 33%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 7,2 nghìn tỷ đồng, đạt 26,6% và bằng 95,2% cùng kỳ năm 2023.Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 4 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 35,5 nghìn tỷ đồng, đạt 50,3% dự toán năm và bằng 90,5% cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13,2 nghìn tỷ đồng, đạt 49,4% và tăng 11,3%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 41,4 nghìn tỷ đồng, đạt 52,7% và tăng 13,7%; thuế thu nhập cá nhân 19,1 nghìn tỷ đồng, đạt 46,7% và tăng 14,2%; thu tiền sử dụng đất 6,3 nghìn tỷ đồng, đạt 17,5% và gấp 2,6 lần; thu lệ phí trước bạ 2,2 nghìn tỷ đồng, đạt 33,2% và giảm 3,1%; thu phí, lệ phí 7,4 nghìn tỷ đồng, đạt 37,8% và tăng 22,7%.Chi ngân sách địa phương 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 27,6 nghìn tỷ đồng, đạt 14,7% dự toán năm và tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi thường xuyên 17,1 nghìn tỷ đồng, đạt 29,8% và tăng 8,2%; chi đầu tư phát triển 10,5 nghìn tỷ đồng, đạt 13% dự toán và tăng 18,1%.7.2. Tín dụng ngân hàng Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Tư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục khuyến khích các Tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất cho vay bình quân của các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 7,7 - 9,8%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,7%/năm theo quy định của NHNN. Lãi suất tiền gửi tác động theo đó vẫn phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,2 - 3,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3,9 - 5,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,8 - 5,8%/năm. Hoạt động huy động vốn: Ước đến cuối tháng 4/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.343 nghìn tỷ đồng, tăng 0,78% so với tháng trước và tăng 0,15% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.686 nghìn tỷ đồng, tăng 0,87% và tăng 0,35%; phát hành giấy tờ có giá đạt 657 nghìn tỷ đồng, tăng 0,14% và giảm 1,25%. Hoạt động tín dụng: Ước đến cuối tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.670 nghìn tỷ đồng, tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 1,47% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1.504 nghìn tỷ đồng, tăng 0,63% và giảm 0,06%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.166 nghìn tỷ đồng, tăng 0,93% và tăng 2,57%. Tính đến cuối tháng 4/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,9% trong tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo. Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 15,64% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,05%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,99%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,18%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,34%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,44%. 7.3. Thị trường chứng khoán Tính đến hết tháng Ba năm 2024, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.192 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 322 doanh nghiệp và Upcom có 870 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 592,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 159 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% và tăng 6,3%; Upcom đạt 433,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,2% và tăng 5,1%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Ba đạt 1.537 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 328 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% và tăng 26,5%; Upcom đạt 1.209 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% và tăng 24,7%. Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Ba khối lượng giao dịch đạt 2.378 triệu CP được chuyển nhượng, gấp 1,7 lần tháng trước và gấp 1,6 lần cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 49,1 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần và gấp 2,3 lần. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 2.296 triệu CP, cùng gấp 1,8 lần tháng trước và cùng kỳ năm trước; giá trị đạt 47,2 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần và gấp 2,5 lần. Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch đạt 5,3 tỷ CP với giá trị chuyển nhượng đạt 105,6 nghìn tỷ đồng, tăng 34,9% về khối lượng và tăng 79% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Ba, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 265 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 24 mã giao dịch; cá nhân 241 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới 3 tháng đầu năm 2024 đạt 411 nghìn tài khoản. 8. Một số vấn đề xã hội 8.1. Giải quyết việc làm Trong tháng 4/2024, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ đó, đã có 27,7 nghìn lao động được giải quyết việc làm, tăng 60,1% so với tháng trước và tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách vay với số tiền 830,4 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 11,8 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 25 phiên giao dịch việc làm với 681 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, kết quả có 1,8 nghìn lao động được tuyển dụng; số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 14,1 nghìn lao động. Tính chung 4 tháng đầu năm, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 73,3 nghìn lao động, đạt 44,4% kế hoạch năm, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong tháng Tư, Thành phố đã ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 6,6 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 172,8 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vấn giới thiệu việc làm mới, trong đó hỗ trợ học nghề 263,2 triệu đồng. Tính chung 4 tháng đầu năm, Thành phố đã ra quyết định hưởng BHTN cho 19,4 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 623,2 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp và hỗ trợ học nghề với số tiền 998,2 triệu đồng. 8.2. Bảo đảm an sinh xã hội Trong tháng Tư, Thành phố thực hiện tốt việc chăm lo, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Bên cạnh đó Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã đến dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử cách mạng tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cũng trong tháng, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 754 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã chi cho công tác ưu đãi người có công là 789,7 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho trên 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 731,7 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 23 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo luôn được Thành phố quan tâm thực hiện, từ đầu năm đến nay đã có 460 ngôi nhà được khởi công xây sửa, đạt 63,5% kế hoạch năm, trong đó 46 nhà xây mới và sửa chữa đã hoàn thành. Tính đến cuối tháng Tư, toàn Thành phố có trên 203,3 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 4 tháng đầu năm 2024 là 646 tỷ đồng. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.020 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố với mức trợ cấp nuôi dưỡng thấp nhất là 1,8 triệu đồng/người/tháng (riêng trẻ em dưới 4 tuổi là 2,2 triệu đồng/tháng) và chi khác 350 nghìn đồng/tháng. 8.3. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội Năm 2024, theo kế hoạch Thành phố giao: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động. Ước tính đến hết 4 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,3% dân số với 8.001 nghìn người tham gia, tăng 0,2% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Có 2.085 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44,3% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 1,4% và tăng 5,8%; hơn 112,9 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,4%), tăng 6,2% và tăng 52,2%. Số người tham gia BHTN là 2.018 nghìn người (chiếm 40%), tăng 1,4% và tăng 5,9%. Tính đến cuối tháng 4/2024, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 20,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 24,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 14 nghìn tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 7,6 nghìn tỷ đồng).8.4. Giáo dục, đào tạo và dạy nghềTrong tháng, Thành phố công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường công lập, tư thục và công lập tự chủ. Theo đó, các trường tiếp tục triển khai tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển 3 môn toán, văn, ngoại ngữ. Theo kế hoạch, có 115 trường công lập không chuyên và 8 trường công lập tự chủ tuyển hơn 74 nghìn học sinh; 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên tuyển gần 3 nghìn học sinh, tăng hơn 300 học sinh so với năm học trước. Đối với các trường THPT tư thục và THPT tự chủ tài chính, đa số các trường xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện và học tập của học sinh tại bậc Trung học cơ sở, đồng thời một số trường kết hợp lấy kết quả Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Bên cạnh đó, Thành phố có văn bản hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, trường hiệp quản, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp THPT), các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; hướng dẫn, chuẩn bị và tổ chức triển khai công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.Về giáo dục nghề nghiệp, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 313 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề. Trong đó, 67 trường cao đẳng, 58 trường trung cấp, 75 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 113 doanh nghiệp, các loại hình khác. Trong 4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh được 41 nghìn người (trong đó 1,1 nghìn người trình độ cao đẳng; 1,4 nghìn người trình độ trung cấp; 38,5 nghìn người trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng), đạt 17,4% kế hoạch tuyển sinh năm 2024, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, góp phần cung cấp nguồn lao động có trình độ đào tạo cho thị trường lao động trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. 8.5. Tình hình dịch bệnhTheo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 15/3 đến ngày 14/4/2024 tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát tốt, cụ thể như sau:Bệnh Sốt xuất huyết Dengue có xu hướng giảm so với tháng trước, trong tháng ghi nhận 90 ca mắc; cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay Thành phố ghi nhận 571 ca mắc (cùng kỳ năm 2023 có 206 ca mắc). Bệnh Tay chân miệng có chiều hướng tăng nhanh, trong kỳ báo cáo ghi nhận 454 ca mắc; cộng dồn từ đầu năm đến nay có 614 ca mắc (cùng kỳ 358 ca mắc). Bệnh thủy đậu 196 ca mắc; cộng dồn 393 ca mắc (cùng kỳ 1.090 ca mắc). Số ca mắc Covid-19 ghi nhận 118 ca; cộng dồn 4 tháng đầu năm có 606 ca mắc. Ho gà trong 4 tháng ghi nhận 46 ca mắc. Các bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện rải rác không đáng kể, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Hiện nay, thời tiết đang giao mùa, dự báo trong thời gian tới, các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan như Covid-19, cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, rubella, adeno vi rút, Tay chân miệng, sốt xuất huyết... có thể có xu hướng gia tăng. Vì vậy các địa phương và cơ sở giáo dục cần làm tốt công tác tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống các ổ dịch mới để kiểm soát tốt nguy cơ bùng phát dịch và giảm thiểu số ca mắc. Cũng trong tháng Tư, Hà Nội triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024” Thành phố đã đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, khống chế không để ngộ độc thực phẩm nhất là những nơi đông người gây tử vong góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định an toàn xã hội và nâng cao đời sống người dân. 8.6. Hoạt động văn hóa, thể thaoHoạt động văn hóa: Trong tháng Tư, Thành phố tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Ngày Quốc tế Lao động 01/5; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố đã tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân đến dâng hương, tham quan du lịch tất cả các ngày trong tuần. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, các di tích đã đón hơn 1,3 triệu lượt khách tham quan, đạt 47,5% kế hoạch năm; doanh thu phí tham quan 70,4 tỷ đồng, đạt 93,9%. Trong tháng, các đơn vị nghệ thuật tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại và phục vụ đông đảo các tầng lớp Nhân dân với 185 buổi diễn, thu hút 60,1 nghìn lượt khán giả, doanh thu 4,5 tỷ đồng. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, Thành phố đã tổ chức 770 buổi biểu diễn, đạt 35% kế hoạch năm; thu hút 212,4 nghìn lượt khán giả, đạt 27,8%; doanh thu 19,6 tỷ đồng, đạt 40,4%. Bên cạnh đó, Bảo tàng Hà Nội duy trì mở cửa đón khách tham quan, bố trí cán bộ thuyết minh hướng dẫn, đón tiếp khách đến tham quan, trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đón 39,7 nghìn lượt khách. Tiếp tục duy trì các trưng bày chuyên đề, triển lãm như: Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - đất trăm nghề” tại khu nhà phố cổ; Trưng bày các mẫu vật thiên nhiên Hà Nội; Trưng bày chuyên đề “Hà Nội 1972 - khát vọng hòa bình”; Không gian nghệ thuật sáng tạo và triển lãm nghệ thuật chủ đề “Ego - người”; trưng bày chủ đề “Bác Hồ với Hà Nội” và “Không gian nghệ thuật Sen thư pháp”; chủ đề “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Thư viện Hà Nội phục vụ bạn đọc tại chỗ, cho mượn về nhà và qua không gian mạng với số lượng trên 500 nghìn lượt người, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm 2023; phục vụ hơn 1,2 triệu lượt tài liệu, tăng 50,2%; số lượng người cấp mới và đổi thẻ thư viện gần 2 nghìn người, tăng 52,5%. Hoạt động thể thao: Trong tháng Tư, Thành phố đã cử các đoàn huấn luận viên, vận động viên đi tập huấn, thi đấu các giải đấu trong nước và quốc tế, đồng thời phối hợp tổ chức các giải thi đấu chuyên nghiệp theo kế hoạch. Thể thao thành tích cao Hà Nội 4 tháng đầu năm 2024 đạt được 19 huy chương tại các giải đấu quốc tế (1 huy chương Vàng, 10 huy chương Bạc, 8 huy chương Đồng) và 93 huy chương trong nước (36 huy chương Vàng, 21 huy chương Bạc, 36 huy chương Đồng). Về thể thao quần chúng, tiếp tục được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã với các giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Võ, Quần vợt, Bóng bàn... 8.7. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Tư (từ 15/3/2024 đến 14/4/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau: Phạm pháp hình sự: Trong tháng đã phát hiện 671 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 326 vụ do công an khám phá. Số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 639 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 164 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 214 đối tượng, thu nộp ngân sách 4,5 tỷ đồng. Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2024, phát hiện 1.614 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 1.666 đối tượng; 1.289 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, bắt giữ 1.465 đối tượng; thu nộp ngân sách 46,1 tỷ đồng. Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 40 vụ cờ bạc, bắt giữ 209 đối tượng. Tổng số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 280 vụ, bắt giữ 419 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 268 vụ với 379 đối tượng. Tai nạn giao thông: Tháng Tư, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 159 vụ tai nạn giao thông làm 61 người chết và bị thương 123 người. Trong đó, 155 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 57 người chết, 123 người bị thương và 4 vụ tai nạn đường sắt làm 4 người chết. Chia theo mức độ nghiêm trọng, có 70 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 61 người và bị thương 29 người; số vụ tai nạn ít nghiêm trọng và va chạm có 89 vụ làm 94 người bị thương. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, xảy ra 544 vụ tai nạn giao thông, trong đó 535 vụ tai nạn đường bộ và 9 vụ tai nạn đường sắt, làm 236 người chết và 436 người bị thương. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng, phát hiện 189 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 190 đối tượng; xử lý 200 vụ với 198 đối tượng; thu nộp ngân sách hơn 1 tỷ đồng. Cũng trong tháng Tư, trên địa bàn Thành phố xảy ra 89 vụ cháy, trong đó có 14 vụ cháy trung bình và 75 vụ cháy nhỏ. Cộng dồn 4 tháng đầu năm, ghi nhận 2.263 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 2.286 đối tượng; 377 vụ cháy làm 6 người chết và 3 người bị thương./.

Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tháng Ba và quý I năm 2024
  •   10/04/2024 01:15

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,77%; khu vực dịch vụ tăng 5,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,94%. Trong quý I/2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 3,76% (quý I/2023 tăng 2,14%), đóng góp 0,08 điểm % vào mức tăng GRDP. Những tháng đầu năm thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thu hoạch cây màu vụ Đông đạt khá, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm thực hiện. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động tái đàn được quan tâm, đàn lợn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm tăng 1,2%; sản lượng thủy sản tăng 3,4%. Khu vực công nghiệp, xây dựng quý I/2024 ước tính tăng 4,77% (quý I/2023 tăng 2,39%), đóng góp 0,84 điểm % vào mức tăng chung. Ngành công nghiệp còn gặp khó khăn, một số sản phẩm chủ lực sản xuất và xuất khẩu giảm, ước quý I tăng 4,31%, đóng góp 0,51 điểm % (ngành chế biến, chế tạo tăng 3,5%; sản xuất phân phối điện tăng 15,37%; hoạt động cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9,02%). Ngành xây dựng quý I/2024 ước tăng 5,72%, đóng góp 0,33 điểm % vào mức tăng chung. Khu vực dịch vụ ước tính quý I tăng 5,84% (quý I/2023 tăng 7,66%), đóng góp 4 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm du lịch, lữ hành) tăng 19,35%, đóng góp 0,76 điểm %; bán buôn, bán lẻ tăng 7,33%, đóng góp 0,77 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7,2%, đóng góp 0,13 điểm %; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,52%, đóng góp 0,64 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,1%, đóng góp 0,23 điểm %; chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 6,02%, đóng góp 0,37 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 5,22%, đóng góp 0,43 điểm %; thông tin và truyền thông tăng 2,87%, đóng góp 0,45 điểm %... Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm quý I/2024 ước tính tăng 4,94% (quý I/2023 tăng 1,44%), chiếm 0,58 điểm % vào mức tăng GRDP. Cơ cấu GRDP quý I/2024: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,61%; khu vực dịch vụ chiếm 67,99%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,31% (cơ cấu GRDP quý I/2023 tương ứng là: 2,07%; 19,57%; 66,26% và 12,10%). 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Kết quả thu hoạch cây vụ Đông đạt khá, sản xuất vụ Xuân đảm bảo tiến độ khung thời vụ, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm thực hiện. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước. 2.1. Nông nghiệp Kết quả sản xuất vụ Đông: Diện tích cây trồng vụ Đông trên địa bàn Thành phố đạt 27,6 nghìn ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích Ngô đạt 5,5 nghìn ha, tăng 3,6%; sản lượng đạt 29,1 nghìn tấn, tăng 2,2%. Khoai lang 892 ha, tăng 0,6%; sản lượng 8,4 nghìn tấn, tăng 8%. Đậu tương 721 ha, tăng 0,7%; sản lượng 1,3 nghìn tấn, tăng 7,9%. Lạc 225 ha, bằng 84,9%; sản lượng 499 tấn, bằng 83,4%. Đậu các loại 100 ha, tăng 37%; sản lượng 179 tấn, tăng 42,1%. Rau các loại 14,4 nghìn ha, tăng 0,4%; sản lượng 326,4 nghìn tấn, tăng 0,4%. Tình hình sản xuất vụ Xuân: Tính đến trung tuần tháng Ba, Thành phố đã gieo trồng được 80,4 nghìn ha lúa vụ Xuân, bằng 97,4% cùng kỳ năm trước; 2,8 nghìn ha ngô, bằng 92,1%; 86 ha khoai lang, bằng 61,9%; 114 ha đậu tương, bằng 95,8%; 1,2 nghìn ha lạc, bằng 101,3%; 8,5 nghìn ha rau, bằng 100,9%; 222 ha đậu, bằng 145,1%. Hiện nay lúa và cây màu vụ Xuân sinh trưởng và phát triển theo đúng khung thời vụ. Các ngành chức năng đang tập trung chỉ đạo địa phương hướng dẫn người dân bảo vệ và chăm sóc tốt cây trồng; thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Cây lâu năm: Diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn Thành phố đến nay ước đạt 23,8 nghìn ha, tăng 1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó diện tích cây ăn quả đạt 20,1 nghìn ha, tăng 1%; cây gia vị, dược liệu 241 ha, tăng 18,7%; cây lâu năm khác 1,5 nghìn ha, tăng 7,1%. Cơ cấu cây lâu năm tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng chuyên canh, tăng diện tích cây ăn quả đặc sản, cây cảnh có giá trị cao, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng như: Diện tích bưởi gần 7,7 nghìn ha, tăng 0,8% so với năm 2023; nhãn 1,3 nghìn ha, tăng 3,3%; vải 329 ha, tăng 1,2%... Dự kiến diện tích cây ăn quả thời gian tới tiếp tục tăng, đặc biệt là cây đặc sản có chất lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao như: Bưởi diễn, cam canh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, ổi tứ quý, đu đủ lai. Hiện nay một số địa phương đang tích cực quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, hỗ trợ giống chất lượng cao, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ trong nước đồng thời hướng tới xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài. Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi cơ bản thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn vật nuôi tăng khá, các cơ sở chăn nuôi bám sát diễn biến thị trường, có kế hoạch tái đàn phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân Thủ đô. Đến nay, đàn lợn có 1,45 triệu con, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023; đàn trâu 29,3 nghìn con, tăng 2,1%; đàn bò 127 nghìn con, giảm 1,6%; đàn gia cầm 40,6 triệu con, tăng 1,2% (đàn gà 26,9 triệu con, tăng 1,1%). Tính chung quý I/2024, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 64,1 nghìn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023; thịt trâu 526 tấn, tăng 2,1%; thịt bò 2,8 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt gia cầm 41,1 nghìn tấn, tăng 2,3% (thịt gà 30,9 nghìn tấn, tăng 2,3%); trứng gia cầm 718 triệu quả, tăng 3,1%. 2.2. Lâm nghiệp và thủy sản Lâm nghiệp: Những tháng đầu năm sản xuất lâm nghiệp tập trung triển khai trồng mới cây lâm nghiệp phân tán, trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng Ba ước đạt 63 ha, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2023; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 237 nghìn cây, tăng 0,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1,7 nghìn m3, giảm 4%; sản lượng củi đạt 60 ste, tăng 3,4%. Tính chung quý I/2024, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 63 ha, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 318 nghìn cây, tăng 0,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 5 nghìn m3, giảm 4%; sản lượng củi đạt 179 ste, tăng 3,5%. Thủy sản: Thời gian qua một số hộ dân tích cực chuyển đổi diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, đồng thời ứng dụng kỹ thuật tiên tiến theo hướng bền vững, an toàn, vệ sinh môi trường, có năng suất và hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ước đạt 20,5 nghìn ha (chủ yếu diện tích nuôi cá), tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản trong tháng Ba ước đạt 9 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 8,9 nghìn tấn, tăng 3,5%; thủy sản khai thác đạt 146 tấn, giảm 2%. Ước tính quý I/2024, tổng sản lượng thủy sản đạt 27 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 26,7 nghìn tấn, tăng 3,5%; thủy sản khai thác đạt 287 tấn, giảm 2,4%. 3. Sản xuất công nghiệp Hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2024 còn gặp khó khăn, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực sản xuất và xuất khẩu giảm. Ước tính quý I/2024, sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,5%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Ba ước tăng 17,4% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,6% và tăng 3,6%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,6% và tăng 13%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 0,8% và tăng 5,3%; ngành khai khoáng tăng 1,6% và giảm 5%. Ước tính quý I/2024, chỉ số IIP tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,8%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,6%; khai khoáng giảm 12,6%. Trong quý I năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%; sản xuất thuốc lá tăng 9,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,7%, sản xuất trang phục tăng 5,8%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 5,7%. Bên cạnh đó, một số ngành giảm so với cùng kỳ: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 6%; dệt giảm 4,9%; in, sao chụp bản ghi giảm 4,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,3%; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc giảm 21,7%. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Ba tăng 39,7% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính quý I/2024, chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Dệt tăng 39,6%; in, sao chép bản ghi tăng 20,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 18,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 15%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,6%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 39,4%; sản xuất kim loại giảm 27,3%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 14,4%; sản xuất máy móc, thiết bị giảm 10,6%. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính thời điểm 31/3/2024 tăng 1,3% so với cuối tháng trước và giảm 5,5% so với cuối quý I/2023. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 68,9%; dệt giảm 42,3%; sản xuất máy móc, thiết bị giảm 41,2%; sản xuất phương tiện vận tải giảm 23,3%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số tồn kho tăng: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 86,9%; sản xuất đồ uống tăng 71,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 54,2%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 63,3%; sản xuất kim loại tăng 45,9%. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 3/2024 tăng 0,7% so với cuối tháng trước và giảm 1,4% so với cùng thời điểm năm trước. Ước tính quý I/2024, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 2,4% so với quý I/2023, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,4%; khu vực ngoài Nhà nước giảm 2,2%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 2,9% (trong đó sản xuất máy móc, thiết bị giảm 29,5%; dệt giảm 9,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 8,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 6,3%; sản xuất phương tiện vận tải giảm 5,9%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,3%; ngành khai khoáng tăng 49,7%. 4. Đầu tư và xây dựng Ngay từ những tháng đầu năm, Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tăng cường nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý I/2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tăng 22,4%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 946,8 triệu USD. 4.1. Thực hiện vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố quý I/2024 ước tính đạt 86,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn Nhà nước 31,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư và tăng 10%; vốn ngoài Nhà nước 48,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,2% và tăng 8,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,5% và tăng 4,4%. Chia theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý I/2024 ước tính đạt 52,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2023; vốn mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,7% và tăng 5,7%; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,7% và tăng 7,2%; bổ sung vốn lưu động đạt 4 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,6% và tăng 5,6%; vốn đầu tư khác đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% và tăng 4,3%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Ba ước tính đạt 3.495 tỷ đồng, tăng 49,4% so với thực hiện tháng trước và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 1.428 tỷ đồng, tăng 44,3% và tăng 12,4%; vốn NSNN cấp huyện 1.908 tỷ đồng, tăng 52,6% và tăng 21%; vốn NSNN cấp xã 159 tỷ đồng, tăng 60,9% và tăng 29,9%. Ước tính quý I/2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý đạt 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 12,6% kế hoạch năm, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 4 nghìn tỷ đồng, đạt 11%, tăng 9,3%; vốn NSNN cấp huyện 5,4 nghìn tỷ đồng, đạt 14% và tăng 32,8%; vốn NSNN cấp xã 413 tỷ đồng, đạt 12,7% và tăng 40,8%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tháng Ba, thành phố Hà Nội có 15 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 33,1 triệu USD. Bên cạnh đó, có 14 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với 12,5 triệu USD; có 9 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với số vốn đạt 1,8 triệu USD. Tính chung quý I/2024, toàn Thành phố thu hút 946,8 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 42 dự án với số vốn đạt 902,6 triệu USD; 31 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 21,6 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 30 lượt, đạt 22,6 triệu USD. 4.2. Hoạt động xây dựng Hoạt động xây dựng trong quý I/2024 tiếp tục được quan tâm chú trọng. Cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2024 thành phố Hà Nội có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó: 155 dự án chuyển tiếp với mức đầu tư 205,5 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn năm 2024 là 24,4 nghìn tỷ đồng); có 71 dự án mới được khởi công xây dựng trong năm với tổng mức đầu tư 7,2 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn trong năm là 1,1 nghìn tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông với 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn. Đến nay các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương thi công, sớm hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra. Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố: Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,6%. Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 27,5% kế hoạch vốn. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 6,9% kế hoạch vốn. Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc Lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 6,6% kế hoạch vốn. Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 45,4% kế hoạch vốn. Công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng quý III/2024. Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 73,2% kế hoạch vốn. Dự kiến công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong tháng 5/2024. Dự án xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long: Có tổng chiều dài 33 km, chiều rộng 60,5m với 10 làn xe, kết nối từ đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ đến thị xã Sơn Tây. Dự án được chia thành 5 đoạn thi công, đến nay đoạn 1, 2, 3 của tuyến đã cơ bản hoàn thành, các đoạn còn lại đang tiếp tục khẩn trương thi công. Trong quý I/2024 đoạn 5 từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài, huyện Đan Phượng dài 5,8 km với tổng mức đầu tư 1.298 tỷ đồng đã được Thành phố phê duyệt chọn nhà thầu thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Một số dự án, công trình giao thông trọng điểm khác cũng được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong năm 2024 như: Cầu Thượng Cát đoạn bắc qua sông Hồng với chiều dài 820 m, rộng 33 m, thiết kế 8 làn xe nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, tổng mức đầu tư 8.300 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố, thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2027. Cầu Vân Phúc có chiều dài 7,8 km với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, điểm đầu dự án tại vị trí giao cắt Quốc lộ 32 thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ và điểm cuối tại vị trí ranh giới hành chính giữa Hà Nội với huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng tuyến đường từ Mỹ Đình (Hà Nội) đến Bái Đính (Ninh Bình) dài 92 km với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố. Dự án đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 19 km, điểm đầu tuyến tại vị trí nút giao với Tỉnh lộ 427 thuộc xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, điểm cuối tại vị trí đầu cầu chui đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. 5. Hoạt động doanh nghiệp 5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp Trong tháng Ba, thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 2.925 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 24,4 nghìn tỷ đồng, giảm 22%; 365 doanh nghiệp giải thể, tăng 16%; 1.087 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tương đương cùng kỳ; 700 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 16%. Tính chung quý I/2024, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 6.944 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 66,2 nghìn tỷ đồng, giảm 6% về số lượng doanh nghiệp và giảm 4% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 1.121 doanh nghiệp giải thể, tăng 23%; gần 12,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 25%; 3.748 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 10%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024 cho thấy: Có 16,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý IV/2023; 48,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 35,3% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Những tháng tiếp theo, các doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ khả quan hơn với 33,7% số doanh nghiệp nhận định xu hướng quý II/2024 sẽ tốt hơn so với quý I; 47,2% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 19,1% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Chia theo loại hình kinh tế, có 61,9% doanh nghiệp khu vực Nhà nước dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý II sẽ ổn định và tốt hơn so với quý I; tỉ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt là 65,6% và 61,7%. 6. Hoạt động thương mại, dịch vụ 6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Trong quý I/2024, Thành phố thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2024 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba ước tính đạt 65,4 nghìn tỷ đồng, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 42,2 nghìn tỷ đồng, giảm 3,6% và tăng 10,4%; khách sạn, nhà hàng đạt 8,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% và tăng 10,4%; du lịch lữ hành đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% và tăng 54,2%; dịch vụ khác đạt 12,8 nghìn tỷ đồng, giảm 1,4% và tăng 1,3%. Ước tính quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 199,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 129,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,7% tổng mức và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước (Đá quý, kim loại quý tăng 19,5%; lương thực, thực phẩm tăng 11,5%; ô tô con dưới 9 chỗ ngồi tăng 8,8%; phương tiện đi lại trừ ô tô con tăng 8,7%; xăng dầu tăng 7,5%; hàng may mặc tăng 7,5%; hàng hóa khác tăng 13,3%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng mức và tăng 12,7% (dịch vụ lưu trú đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5%; dịch vụ ăn uống đạt 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,1% và tăng 47,6%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 39,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,7% và tăng 1,6% (giáo dục và đào tạo tăng 11,5%; y tế tăng 9,6%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 9,4%; kinh doanh bất động sản tăng 7,5%). 6.2. Vận tải và bưu chính chuyển phát Quý I/2024 là thời điểm trùng với Tết Nguyên đán nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân tăng cao. Nhờ chất lượng phục vụ được quan tâm, cùng với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ được đẩy mạnh, hoạt động vận tải đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa. Tổng doanh thu vận tải và bưu chính chuyển phát quý I/2024 ước tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách tăng 17,4%; Vận tải hàng hóa tăng 17,7%. Vận tải hành khách: Trong tháng Ba, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 35,1 triệu lượt người, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển trong tháng ước đạt 934 triệu lượt người.km, tăng 1,5% và tăng 17,5%; doanh thu ước tính đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 18,6%. Ước tính quý I/2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 101,7 triệu lượt người, tăng 9,6% so với quý trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 2,9 tỷ lượt người.km, giảm 6,4% và tăng 22,6%; doanh thu đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% và tăng 17,4%. Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Ba ước tính đạt 132,1 triệu tấn, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 12,9 tỷ tấn.km, tăng 0,9% và tăng 13,1%; doanh thu ước tính đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% và tăng 15,1%. Ước tính quý I/2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 391,4 triệu tấn, tăng 3,3% so với quý trước và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 38,5 tỷ tấn.km, tăng 3,1% và tăng 17,2%; doanh thu đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, tăng 25,3% và tăng 17,7%.  Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải tháng Ba ước tính đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý I/2024 ước đạt 21,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với quý trước và tăng 6,1% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát tháng Ba ước tính đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý I/2024 ước đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với quý trước và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. 6.3. Hoạt động du lịch Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Thành phố chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”. Khách du lịch đến Hà Nội quý I/2024 tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2023. Khách du lịch đến Hà Nội tháng Ba ước đạt 575 nghìn lượt người, tăng 27,3% so với tháng trước và tăng 41,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khách quốc tế đến Hà Nội tháng Ba ước đạt 445 nghìn lượt người, tăng 41,9% so với tháng trước và tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, khách quốc tế đạt 1.116 nghìn lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 705 nghìn lượt người). Trong đó khách từ Hàn Quốc đạt 135,2 nghìn lượt người, tăng 31,2%; Trung Quốc 113,1 nghìn lượt người, gấp 2,9 lần; Mỹ 88,5 nghìn lượt người, tăng 38,2%; Anh 67,7 nghìn lượt người, tăng 60,8%; Nhật Bản 65,1 nghìn lượt người, tăng 45,5%; Pháp 57,6 nghìn lượt người, tăng 67%; Đức 49,6 nghìn lượt người, tăng 69,7%; Ma-lai-xi-a 36,6 nghìn lượt người, tăng 43,4%; Xin-ga-po 22,9 nghìn lượt người, tăng 7,5%; Thái Lan 23 nghìn lượt người, giảm 32,9%. Khách nội địa tháng Ba ước đạt 130 nghìn lượt người, giảm 5,8% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, khách nội địa đạt 412 nghìn lượt người, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 338 nghìn lượt người). Tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác: Trên địa bàn Thành phố hiện có 3.759 cơ sở lưu trú du lịch với 71,1 nghìn phòng, trong đó 606 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 26,4 nghìn phòng, chiếm 37% tổng số phòng và 16% tổng số cơ sở lưu trú du lịch. Trong tháng Ba, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn từ 1 đến 5 sao ước đạt 64,4%, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2023; ước tính quý I/2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 62,1%, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2021 đạt 21,2%; quý I/2022 đạt 19,3%; quý I/2023 đạt 56,5%). Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 32 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 39 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn đã thu hút, đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm.  6.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố trong quý I/2024 tăng so với cùng kỳ nhưng vẫn còn khó khăn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 3,7%; nhập khẩu đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Ba ước tính đạt 1.254 triệu USD, tăng 8,2% so với tháng trước và giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 751 triệu USD, tăng 8% và giảm 10,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 503 triệu USD, tăng 8,4% và giảm 20%. Trong tháng, các nhóm hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi đạt 168 triệu USD, giảm 19,5%; máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 145 triệu USD, giảm 17,4%; xăng dầu đạt 131 triệu USD, giảm 0,9%; hàng dệt, may đạt 121 triệu USD, giảm giảm 20,5%; hàng nông sản đạt 104 triệu USD, giảm 1,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 36 triệu USD, giảm 51,3%; hàng hóa khác đạt 341 triệu USD, giảm 12,7%; riêng nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 159 triệu USD, tăng 21,4%. Tính chung quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 3.936 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 2.331 triệu USD, tăng 12,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.605 triệu USD, giảm 6,6%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 484 triệu USD, tăng 4,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 474 triệu USD, tăng 33,2%; xăng dầu đạt 402 triệu USD, tăng 18,7%; hàng nông sản đạt 320 triệu USD, tăng 49,8%; hàng hóa khác đạt 987 triệu USD, tăng 2,1%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu quý I giảm so với cùng kỳ: Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi đạt 526 triệu USD, giảm 8,3%; hàng dệt, may đạt 418 triệu USD, giảm 7,2%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 149 triệu USD, giảm 16,6%; giầy dép và các sản phẩm từ da đạt 73 triệu USD, giảm 32%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Ba ước tính đạt 2.754 triệu USD, tăng 11% so với tháng trước và giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 2.327 triệu USD, tăng 13,4% và giảm 14,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 427 triệu USD, giảm 0,2% và giảm 26,9%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 376 triệu USD, giảm 32,2%; sắt thép đạt 159 triệu USD, giảm 7,7%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 145 triệu USD, giảm 30,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 142 triệu USD, giảm 30,1%; ngô đạt 82 triệu USD, giảm 8,2%; kim loại khác đạt 79 triệu USD, giảm 9,4%; chất dẻo đạt 77 triệu USD, giảm 32,5%. Riêng nhóm hàng xăng dầu đạt 400 triệu USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 8.636 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7.255 triệu USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.381 triệu USD, giảm 12,4%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong quý I năm nay như: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 1.269 triệu USD, giảm 0,3%; xăng dầu đạt 1.188 triệu USD, giảm 10,8%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 490 triệu USD, giảm 10,3%; sắt thép đạt 480 triệu USD, tăng 27,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 430 triệu USD, giảm 12%; chất dẻo đạt 264 triệu USD, giảm 11,4%; hàng hóa khác đạt 3.152 triệu USD, tăng 10,1%. 7. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,14% so với tháng trước, tăng 1,19% so với tháng 12/2023 và tăng 5,36% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý I năm nay tăng 5,12% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Trong tháng Ba, 5/11 nhóm hàng có CPI giảm so với tháng trước, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,99% (tác động làm giảm CPI chung 0,31%) chủ yếu do giá nhóm hàng thực phẩm giảm 1,55%, trong đó giá thịt lợn giảm 3,62%; giá các loại rau tươi, khô, chế biến giảm 1,97%. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch giảm 0,21% do đã qua tháng cao điểm Lễ hội đầu năm; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình giảm 0,03%; nhóm đồ uống, thuốc lá giảm 0,01%. Trong tháng có 6/11 nhóm hàng CPI tăng nhẹ so với tháng trước: Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,76% (tác động làm tăng CPI chung 0,15%) do giá gas tăng 0,54% so với tháng trước; sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến bình quân trong tháng giá điện tăng 2,03%; giá nước tăng 8,99%. Nhóm giao thông tăng 0,1% (tác động làm tăng CPI chung 0,01%) do giá xăng tăng 0,37% so với tháng trước. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%; nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng 0,02%; nhóm giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%. Bình quân quý I/2024, CPI tăng 5,12% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 8/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng 38,32% (tác động làm CPI bình quân chung quý I tăng 3,03%) do các trường công lập trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố, đồng thời một số trường dân lập, tư thục cũng áp dụng mức tăng thu học phí trong năm học 2023-2024; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,46% (tác động làm CPI tăng 1,11%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,09% (tác động làm CPI tăng 0,96%); đồ uống và thuốc lá tăng 2,52% (tác động làm CPI tăng 0,05%); giao thông tăng 1,7% (tác động làm CPI tăng 0,17%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,65%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,28%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,51% chủ yếu do giá đồ trang sức và dịch vụ bảo hiểm y tế tăng đã tác động làm CPI bình quân chung tăng 0,27%. Trong quý I năm nay, có 3/11 nhóm hàng CPI bình giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,38%; bưu chính viễn thông giảm 1,49%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,27%. Chỉ số giá vàng tháng Ba tăng 4,43% so với tháng trước, tăng 9,37% so với tháng 12/2023 và tăng 24,56% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2024, chỉ số giá vàng tăng 20,31% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Ba tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 1,68% so với tháng 12/2023 và tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm trước. 8. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán Ngay từ đầu năm, Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án hoàn thành; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên trong năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quý I/2024 tăng 3,9% so với cùng kỳ; chi ngân sách địa phương tăng 29,4%. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp. 8.1. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 3 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 146,9 nghìn tỷ đồng, đạt 36% dự toán pháp lệnh năm và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa 140,7 nghìn tỷ đồng, đạt 37,2% dự toán và tăng 4,6%; thu từ dầu thô 1,2 nghìn tỷ đồng, đạt 38,9% và bằng 99,1%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 5 nghìn tỷ đồng, đạt 18,6% và bằng 89%. Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 3 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 30,3 nghìn tỷ đồng, đạt 42,9% dự toán năm và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 33,7 nghìn tỷ đồng, đạt 42,8% và tăng 14,3%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 36,7% và tăng 12,3%; thuế thu nhập cá nhân 12,9 nghìn tỷ đồng, đạt 31,5% và tăng 0,6%; thu phí và lệ phí 5,7 nghìn tỷ đồng, đạt 29,3% và tăng 31,1%; thu tiền sử dụng đất 4,8 nghìn tỷ đồng, đạt 11,4% và gấp 2 lần cùng kỳ; thu lệ phí trước bạ 1,5 nghìn tỷ đồng, đạt 23,7% và bằng 91,7%. Chi ngân sách địa phương 3 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 21,6 nghìn tỷ đồng, đạt 14,7% dự toán năm và tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi đầu tư phát triển 9,5 nghìn tỷ đồng, đạt 11,7% dự toán và tăng 72,3%; chi thường xuyên 12,1 nghìn tỷ đồng, đạt 21,1% và tăng 8,2%. 8.2. Tín dụng ngân hàng Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Ba, các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định, phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,6 - 4,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3,9 - 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,0 - 6,0%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 8,1 - 10,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm theo quy định của NHNN. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Hoạt động huy động vốn: Ước đến cuối tháng 3/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.337 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với tháng trước, và tăng 0,03% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.671 nghìn tỷ đồng, tăng 0,84% và tăng 0,02%; phát hành giấy tờ có giá đạt 666 nghìn tỷ đồng, tăng 0,46% và tăng 0,11%. Hoạt động tín dụng: Ước đến cuối tháng 3/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.646 nghìn tỷ đồng, tăng 0,61% so với tháng trước và tăng 0,8% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.509 nghìn tỷ đồng, tăng 0,69% và tăng 0,27%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.137 nghìn tỷ đồng, tăng 0,55% và tăng 1,17%. Tính đến cuối tháng 3/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,85% trong tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo. Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 15,79% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,05%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,99%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,18%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,34%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%. 8.3. Thị trường chứng khoán Tính đến hết tháng Hai năm 2024, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.192 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 322 doanh nghiệp và Upcom có 870 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 592,5 nghìn tỷ đồng, giảm 1,3% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 158,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% và tăng 6%; Upcom đạt 434,1 nghìn tỷ đồng, giảm 1,9% và tăng 7,4%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Hai đạt 1.467 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 318 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% và tăng 25%; Upcom đạt 1.149 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% và tăng 18,6%. Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Hai khối lượng giao dịch đạt 1.366 triệu CP được chuyển nhượng, giảm 14% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 26,3 nghìn tỷ đồng, giảm 12,7% và tăng 21,4%. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 1.282 triệu CP, giảm 15,5% và giảm 6,7%; giá trị đạt 24,6 nghìn tỷ đồng, giảm 13,5% và tăng 19,1%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch đạt 2,95 tỷ CP với giá trị chuyển nhượng đạt 56,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% về khối lượng và tăng 49,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Hai, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 124 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 15 mã giao dịch; cá nhân 109 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới 2 tháng đầu năm 2024 đạt 242 nghìn tài khoản. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1. Giải quyết việc làm Ngay sau kỳ nghỉ Tết, Thành phố đã quan tâm hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận được việc làm tốt, phù hợp với trình độ. Số lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024 là hơn 45,6 nghìn người, đạt 27,6% kế hoạch năm, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tháng 3/2024, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 17,3 nghìn lao động, tăng 36,2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung quý I/2024, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho hơn 45,6 nghìn lao động, đạt 27,6% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 886,9 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 13,9 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 54 phiên giao dịch việc làm với 1.715 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 11,5 nghìn lượt người được phỏng vấn, kết quả hơn 3,7 nghìn người được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch; có 1,1 nghìn người được giải quyết đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; 26,9 nghìn người được tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố. Cũng trong quý I/2024, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14 nghìn người với số tiền hỗ trợ 450,4 tỷ đồng, tư vấn giới thiệu việc làm cho 11,3 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 181 người với số tiền hơn 735 tỷ đồng. 2. Bảo đảm an sinh xã hội Trong quý I/2024, công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội tiếp tục được Thành phố và các cấp, các ngành quan tâm thực hiện; hoạt động hỗ trợ, tặng quà được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.  Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đảm bảo người dân đón Tết trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình; mọi người, mọi nhà đều được vui xuân, đón Tết. Đến ngày 07/02/2024 (tức 28 tháng Chạp năm Quý Mão), Thành phố đã hoàn thành công tác thăm hỏi tặng 2.220 nghìn suất quà Tết cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người có công, người nghèo, người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu, mất sức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; các tổ chức, gia đình, cá nhân tiêu biểu; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền 1.033 tỷ đồng, đạt 186,5% so với kế hoạch tặng quà của Thành phố, tăng 198,6 tỷ đồng, tương đương tăng 23,8% so với kết quả tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cũng trong dịp này, Thành phố đã chi trả trợ cấp 2 tháng (tháng 01 và 02/2024) cho gần 80,4 nghìn người đang hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công với số tiền 367 tỷ đồng; trên 203,7 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cũng được nhận trợ cấp theo quy định với số tiền 251 tỷ đồng. Tính chung quý I/2024, Thành phố đã chi cho công tác ưu đãi người có công là 593,8 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho trên 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 543,8 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 15 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp chỉ đạo chính quyền và Công đoàn các cấp tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", "Chợ Tết Công đoàn năm 2024", "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024"; tổ chức hỗ trợ, tặng quà, động viên, chúc Tết đoàn viên và người lao động; chăm lo cho đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết. Thành phố đã chi trên 188 tỷ đồng từ ngân sách Công đoàn, các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trên 513 nghìn lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Giáp Thìn. Riêng cấp Thành phố đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho hơn 44 nghìn lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng; tổ chức 30 chuyến xe hỗ trợ hơn 1 nghìn công nhân lao động; hỗ trợ vé xe cho 4.395 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng; triển khai Chợ tết Công đoàn qua sàn giao dịch thương mại điện tử của Tổng Liên đoàn cho 1.197 đoàn viên với tổng số tiền gần 0,4 tỷ đồng. Công đoàn Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cũng đã phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức trao 13,3 nghìn suất quà trị giá 6,7 tỷ đồng tặng cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ vé xe ô tô cho công nhân về quê đón Tết. 3. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội Năm 2024, theo kế hoạch Thành phố giao: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động. Ước tính đến hết quý I/2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,15% dân số với 7.946 nghìn người tham gia, tăng 0,05% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước. Có 2.084 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44,06% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 1,33% và tăng 5,45%; gần 83,9 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,36%), tăng 2,08% và tăng 13,64%. Số người tham gia BHTN là 2.017 nghìn người (chiếm 39,84%), tăng 1,37% và tăng 5,62%. Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 14,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 10,5 nghìn tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 5,3 nghìn tỷ đồng). 4. Giáo dục, đào tạo và dạy nghề Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh trở lại trường nhanh chóng ổn định nề nếp, bảo đảm chương trình năm học. Chất lượng giáo dục, đào tạo tiếp tục được giữ vững, năm thứ 12 liên tiếp Hà Nội dẫn đầu cả nước trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cấp Trung học phổ thông. Năm học 2023 - 2024, toàn Thành phố có 2.874 Trường mầm non, phổ thông; 29 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội với 66,1 nghìn phòng học; hơn 2,2 triệu học sinh; 124,5 nghìn giáo viên và 66,1 nghìn lớp (tăng 34 trường, 1.919 lớp và 68,9 nghìn học sinh; 846 phòng học so với cùng kỳ năm học trước). Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được Thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Đến cuối tháng 3/2024, trên địa bàn Thành phố có 64,3% tổng số trường đạt chuẩn quốc gia (công lập 79,3%). Trong đó tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia của các cấp học: Mầm non là 55% (công lập 77,5%); Tiểu học 72,7% (công lập 77,2%); Trung học cơ sở 81% (công lập 87%); Trung học phổ thông 37,1% (công lập 67,2%). Thành phố tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng, phấn đấu đến cuối năm 2024 công nhận mới 114 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó mầm non 40 trường, tiểu học 52 trường, THCS 19 trường, THPT 3 trường); công nhận lại cho 300 trường (mầm non 103 trường, tiểu học 83 trường, THCS 94 trường và THPT 20 trường). Chất lượng giáo dục, đào tạo Hà Nội tiếp tục được giữ vững, cùng với sự nỗ lực, sáng tạo, chủ động trong dạy và học, ngành Giáo dục Thủ đô đã đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học; phát huy hiệu quả các phong trào thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2023 - 2024, được tổ chức vào ngày 05 và 06/01/2024, cả nước có 5.812 thí sinh dự thi, trong đó thành phố Hà Nội có 234 học sinh của 10 Trường THPT tham gia; kết quả có 184 học sinh đoạt giải, gồm 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba và 55 giải Khuyến khích (tăng 43 giải so với kỳ thi trước). Đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay của học sinh Thành phố; năm thứ 12 liên tiếp Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT. Về giáo dục nghề nghiệp, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 313 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề. Trong đó, 67 trường cao đẳng, 58 trường trung cấp, 75 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 113 doanh nghiệp, các loại hình khác. Trong quý I/2024, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh được 36,2 nghìn người (trong đó 955 người trình độ cao đẳng; 1,2 nghìn người trình độ trung cấp; 34 nghìn người trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng), đạt 15,4% kế hoạch tuyển sinh năm 2024, bằng 98,4% so với cùng kỳ năm trước, góp phần cung cấp nguồn lao động có trình độ đào tạo cho thị trường lao động. 5. Tình hình dịch bệnh Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn được chú trọng; các địa phương thực hiện nghiêm túc vệ sinh an toàn thực phẩm mùa Lễ hội không để xảy ra hiện tượng ngộ độc lớn trên địa bàn. Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 15/3/2024 tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát tốt, cụ thể như sau: Bệnh Sốt xuất huyết Dengue ghi nhận 511 ca mắc, không có trường hợp tử vong (cùng kỳ năm 2023 có 115 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh Tay chân miệng ghi nhận 160 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 94 ca mắc, 0 tử vong). Số ca mắc Covid-19 ghi nhận 498 ca mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong (cùng kỳ 131 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh thủy đậu 197 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 412 ca mắc, 0 tử vong); liên cầu lợn 1 ca mắc, 0 tử vong; uốn ván 5 ca mắc, 0 tử vong; ho gà 17 ca mắc, 0 tử vong. Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Các dịch bệnh khác như dại, sởi và viêm não Nhật Bản... được kiểm soát tốt, không ghi nhận ổ dịch. Hiện nay, thời tiết mùa xuân nồm ẩm, dự báo trong thời gian tới, các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp như Covid-19, cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, rubella, adeno vi rút... có thể có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, Thành phố tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân 2024. Các cơ quan chức năng của Thành phố đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là ở những nơi có khu du lịch, điểm di tích, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 6. Hoạt động văn hóa, thể thao Quý I/2024 trùng với Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật diễn ra sôi động. Hoạt động thể thao thành tích cao tiếp tục được quan tâm hướng tới các giải đấu chuyên nghiệp; phong trào thể thao quần chúng được tổ chức rộng khắp các địa phương.  Hoạt động văn hóa: Trong quý I/2024, Thành phố đã thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, triển lãm ảnh chào đón năm mới Giáp Thìn và chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang trí 229 cụm pano; 7 cụm mô hình; 2.000 băng rôn dọc; 3.024 Quốc Kỳ và Đảng Kỳ; 08 cụm cờ; 1 cuộc triển lãm chuyên đề; 4 buổi Tuyên truyền lưu động; 1 Bản tin Văn hoá Hà Nội số chuyên đề và nhiều bài đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hà Nội với nội dung “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024”. Tiếp tục duy trì trang trí chiếu sáng mỹ thuật tại các tuyến phố, tuyến đường trọng điểm của Thủ đô, các vị trí cửa ngõ ra vào Thành phố, vị trí tại các vòng xoay, đảo giao thông... Tuyên truyền các hoạt động Tết kết hợp tuyên truyền, quảng bá các hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt đêm 30 Tết diễn ra Chương trình Lễ hội ánh sáng, nghệ thuật - Rực rỡ Thăng Long tại khu vực Hồ Tây với chủ đề: Giao Thừa Long Hội (Một ngày Kinh đô - Ngàn năm lịch sử); Rồng thiêng hội tụ nơi kinh kỳ, kết nối những hình ảnh đẹp nhất của vùng đất ngàn năm văn hiến, là sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu điểm trong thời khắc đón chào năm mới Giáp Thìn, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong nước, quốc tế và truyền thông, tạo thêm vị thế, sự hấp dẫn du khách đến với Thủ đô Hà Nội. Tại các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố đã tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân đến dâng hương, tham quan du lịch tất cả các ngày trong dịp Tết. Tính chung quý I/2024, các di tích đã đón hơn 861,5 nghìn lượt khách tham quan, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 31,6% kế hoạch năm; doanh thu phí tham quan 52,6 tỷ đồng, đạt 70,1%. Các đơn vị nghệ thuật trong quý I tiếp tục biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại và phục vụ đông đảo các tầng lớp Nhân dân với 572 buổi diễn có thu và phục vụ chính trị, đạt 26,1% kế hoạch năm; doanh thu 14,8 tỷ đồng, đạt 30,6%; thu hút 156,1 nghìn lượt khán giả, đạt 20,9%. Bên cạnh đó, Bảo tàng Hà Nội quý I/2024 cũng đón 15,2 nghìn lượt khách; Thư viện Hà Nội phục vụ bạn đọc tại chỗ, cho mượn về nhà và qua không gian mạng với số lượng trên 500 nghìn lượt người, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm 2023; phục vụ hơn 1,2 triệu lượt tài liệu, tăng 50,2%; số lượng người cấp mới và đổi thẻ thư viện gần 2 nghìn người, tăng 52,5%.  Hoạt động thể thao: Trong tháng Ba, Thành phố tiếp tục cử các đoàn huấn luận viên, vận động viên đi tập huấn, thi đấu các giải đấu trong nước và quốc tế, đồng thời phối hợp tổ chức các giải thi đấu chuyên nghiệp theo kế hoạch. Thể thao thành tích cao Hà Nội 3 tháng đầu năm 2024 đạt được 19 huy chương tại các giải đấu quốc tế (1 huy chương Vàng, 10 huy chương Bạc, 8 huy chương Đồng) và 93 huy chương trong nước (36 huy chương Vàng, 21 huy chương Bạc, 36 huy chương Đồng). Về thể thao quần chúng, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại các quận, huyện, thị xã đã triển khai tổ chức 635 giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc như: Các trò chơi dân gian, Vật cổ truyền, Bắn nỏ, Cờ người, Đẩy gậy, Kéo co, Nhảy bao... đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Võ, Quần vợt, Bóng bàn... 7. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Ba (từ 15/02/2024 đến 14/3/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau: Phạm pháp hình sự: Trong tháng đã phát hiện 583 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 254 vụ do công an khám phá. Số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 482 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 83 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 130 đối tượng, thu nộp ngân sách 3,6 tỷ đồng. Cộng dồn quý I/2024, phát hiện 1.614 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 1.666 đối tượng; 1.289 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, bắt giữ 1.465 đối tượng; thu nộp ngân sách 46,1 tỷ đồng. Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 32 vụ cờ bạc, bắt giữ 197 đối tượng. Tổng số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 142 vụ, bắt giữ 246 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 140 vụ với 202 đối tượng. Tai nạn giao thông: Tháng Ba, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 105 vụ tai nạn giao thông làm 47 người chết và bị thương 80 người. Trong đó, 103 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 46 người chết, 79 người bị thương và 2 vụ tai nạn đường sắt làm 1 người chết và 1 người bị thương. Chia theo mức độ nghiêm trọng, có 2 vụ tai nạn rất nghiêm trọng làm 4 người chết và 1 người bị thương; 48 vụ nghiêm trọng làm chết 43 người và bị thương 20 người; số vụ tai nạn ít nghiêm trọng và va chạm có 55 vụ làm 59 người bị thương. Cộng dồn 3 tháng đầu năm, xảy ra 385 vụ tai nạn giao thông (380 vụ tai nạn đường bộ và 5 vụ tai nạn đường sắt), làm 175 người chết và 313 người bị thương. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng, phát hiện 188 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 195 đối tượng; xử lý 201 vụ với 202 đối tượng; thu nộp ngân sách 1,7 tỷ đồng. Cũng trong tháng Ba, trên địa bàn Thành phố xảy ra 79 vụ cháy, làm 1 người bị chết và 2 người bị thương, trong đó có 1 vụ cháy nghiêm trọng, 21 vụ cháy trung bình và 57 vụ cháy nhỏ. Cộng dồn 3 tháng đầu năm, ghi nhận 2.074 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 2.096 đối tượng; 288 vụ cháy làm 6 người chết và 3 người bị thương. Khái quát lại, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn khó khăn, nhưng với sự chủ động, chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, kinh tế - xã hội Thủ đô đã đạt được các kết quả quan trọng trong quý I: Kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng; thu NSNN trên địa bàn đạt 36% dự toán năm, tăng 3,9%. Thực hiện đầu tư từ NSNN do địa phương quản lý tăng 22,4%; thu hút gần 950 triệu USD vốn FDI. Sản xuất nông nghiệp đạt khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 9,3%; khách du lịch đến Hà Nội tăng 46,5%. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế Thành phố quý I cũng gặp nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng chậm so với kế hoạch; sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt thấp; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng cao so với cùng kỳ; số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể còn lớn. Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nước và Thủ đô Hà Nội. Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong thời gian tới các cấp, các ngành, địa phương cần nghiêm túc triển khai, thực hiện các Văn bản, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Tập trung tối đa nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân, thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công năm 2024. Hoàn thành nhanh, gọn từng dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; xử lý hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công các dự án mới. Đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu, dự án nhà ở xã hội; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư. Hai là, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn có vai trò quan trọng nhằm gia tăng năng lực sản xuất trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo định hướng Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố. Ba là, theo dõi sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường; tăng cường công tác quản lý, điểu hành, bình ổn thị trường giá cả, kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Chủ động dự báo, xây dựng, cập nhật kịch bản điều hành giá và phương án, lộ trình điều chỉnh một số dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục theo mức độ và thời điểm phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bốn là, tập trung khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt, thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng địa chỉ số trong hoạt động du lịch; tiếp tục số hóa hệ thống thông tin số về khu, điểm du lịch Hà Nội, các điểm đến làng nghề, di tích, di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố; xây dựng hệ thống phần mềm tiện ích, thông minh hỗ trợ khách du lịch tra cứu thông tin du lịch Hà Nội. Năm là, thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Tiếp tục chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phù hợp với từng vùng và định hướng phát triển của Thành phố. Nâng cao thương hiệu, sản phẩm OCOP, ưu tiên các sản phẩm đặc sản vùng miền, làng nghề có sự tham gia đông đảo của cộng đồng. Sáu là, thực hiện tốt công tác an sinh, phúc lợi xã hội; hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách thường xuyên và đột xuất. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ./.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024
  •   14/03/2024 05:46

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Nông nghiệp Đến nay, Thành phố thu hoạch xong cây màu vụ Đông, trong đó: Cây Ngô diện tích thu hoạch đạt 5,5 nghìn ha, bằng 103,6% cùng kỳ; năng suất đạt 53,3 tạ/ha, tương đương năm trước; sản lượng đạt 29,5 nghìn tấn, tăng 3,7%. Khoai lang 892 ha, bằng 100,6%; năng suất 87,6 tạ/ha, tương đương năm trước; sản lượng 7,9 nghìn tấn, tăng 0,7%. Đậu tương 721 ha, bằng 100,7%; năng suất 17,3 tạ/ha, giảm 0,1%; sản lượng 1,2 nghìn tấn, tăng 0,7%. Lạc 225 ha, bằng 84,9%; năng suất 22,6 tạ/ha, tăng 0,4%; sản lượng 509 tấn, giảm 14,9%. Rau 14,4 nghìn ha, bằng 97,6%; sản lượng 331,7 nghìn tấn, giảm 1,8%. Diện tích thu hoạch đậu tương đương năm trước; sản lượng đạt 173 tấn, tăng 37,3%. Trong tháng các địa phương cũng tập trung vào gieo trồng lúa và cây màu vụ Xuân. Công tác lấy nước đợt hai, đợt cuối điều tiết nước hồ thủy điện phục vụ sản xuất vụ Xuân 2024 được thực hiện khẩn trương nhằm đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất. Tính đến trung tuần tháng Hai, Thành phố gieo trồng được 20,4 nghìn ha lúa vụ Xuân, bằng 43% vụ Xuân năm trước; 927 ha ngô, bằng 43%; 13 ha khoai lang, bằng 13,3%; 8 ha đậu tương, bằng 15,1%; 137 ha lạc, bằng 18%; 5,7 nghìn ha rau, bằng 80,2%; 19 ha đậu, bằng 24,7%. Tiến độ gieo trồng năm nay chậm do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trùng với cao điểm gieo cấy lúa và cây màu vụ Xuân. Ngay sau Tết, Thành phố có kế hoạch, hướng dẫn, tuyên truyền các địa phương tranh thủ thời tiết ấm áp, nguồn nước thuận lợi, khẩn trương gieo cấy nhằm bảo đảm kế hoạch, phấn đấu hoàn thành gieo cấy lúa Xuân trước ngày 29/2/2024. Ngoài ra, các địa phương cũng chủ động gieo mạ dự phòng với tỷ lệ 5 - 10% giống lúa ngắn ngày để ứng phó kịp thời trong trường hợp điều kiện thời tiết không thuận. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn trâu hiện có 29,1 nghìn con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 124 nghìn con, giảm 2,4%; đàn lợn 1,3 triệu con, giảm 5,1%; đàn gia cầm 37,8 triệu con, giảm 1,8% (đàn gà 24,9 triệu con, giảm 2,4%). Sản lượng thịt gia súc, gia cầm trong tháng dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không xảy ra tình trạng khan hiếm thực phẩm. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 345 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò 1,9 nghìn tấn, tăng 0,1%; thịt lợn 44,1 nghìn tấn, tăng 5,6%; thịt gia cầm 27,5 nghìn tấn, tăng 1,9% (thịt gà 20,6 nghìn tấn, tăng 1,5%); trứng gia cầm 478 triệu quả, tăng 3% (trứng gà 235 triệu quả, tăng 2,6%). 1.2. Lâm nghiệp và thủy sản Sau Tết Nguyên đán, Thành phố tích cực triển khai phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn, với mục tiêu năm 2024 trồng mới cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị và cây ăn quả; trồng mới, trồng bổ sung chăm sóc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng. Cũng trong tháng Hai, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1,8 nghìn m3, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 60 ste, tăng 3,4%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước 81 nghìn cây, tăng 1,3%. Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng gỗ đạt 3,6 nghìn m3, giảm 1,4%; sản lượng củi đạt 119 ste, tăng 3,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 81 nghìn cây, tăng 1,3%. Sản lượng thủy sản tháng Hai ước đạt 8,9 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 8,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khai thác 84 tấn, giảm 2,3%. Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản đạt 17,9 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 17,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khai thác đạt 142 tấn, giảm 2,1%. 2. Sản xuất công nghiệp Ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và các đơn hàng ký kết trước đó. Nhờ có sự chuẩn bị từ sớm về đơn hàng, nguồn nguyên liệu, tổ chức vận hành nên nhìn chung không khí làm việc trên các chuyền sản xuất nghiêm túc, trách nhiệm, số lượng công nhân trở lại làm việc sau Tết cao, bắt nhịp nhanh với công việc, đảm bảo kế hoạch sản xuất đầu năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Hai ước tính giảm 20,3% so với tháng trước và giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,8% và giảm 14,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 4% và tăng 15,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 4,5% và tăng 4,9%; công nghiệp khai khoáng giảm 27,3% và giảm 25,9%. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,3%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,1%; công nghiệp khai khoáng giảm 13,6%. Trong 2 tháng đầu năm, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thiết bị điện tăng 20,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 13,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 10,9%; sản xuất trang phục tăng 9,5%. Một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc giảm 35,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 13,8%; in, sao chụp bản ghi giảm 9,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,6%. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Hai tương đương tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 1,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,7%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 3% (sản xuất máy móc, thiết bị giảm 30,2%; dệt giảm 10,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 6,4%; sản xuất trang phục giảm 6,1%; sản xuất phương tiện vận tải giảm 5,8%). Lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,3%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,3%; ngành khai khoáng tăng 62,4%. 3. Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Hai ước tính đạt 2.335 tỷ đồng, giảm 41,2% so với tháng trước và giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2023 (chủ yếu do trùng với thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 985 tỷ đồng, giảm 37% và giảm 17,2%; NSNN cấp huyện 1.236 tỷ đồng, giảm 45,2% và giảm 3,5%; NSNN cấp xã 115 tỷ đồng, giảm 26% và tăng 12,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý đạt 6.306 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 8,1% kế hoạch năm 2024, trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 2.547 tỷ đồng, tăng 7,4% và đạt 7,1%; NSNN cấp huyện 3.489 tỷ đồng, tăng 39,6% và đạt 9,1%; NSNN cấp xã 270 tỷ đồng, tăng 57,7% và đạt 8,3%. Năm 2024 thành phố Hà Nội có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó: 155 dự án chuyển tiếp với mức đầu tư 205,5 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn năm 2024 là 24,4 nghìn tỷ đồng); có 71 dự án mới được khởi công xây dựng trong năm với tổng mức đầu tư 7,2 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn trong năm là 1,1 nghìn tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông với 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn. Đến nay, các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố vẫn duy trì nhịp độ thi công khẩn trương, sớm hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra. Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố: Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bằn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,3%. Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân 25,9% kế hoạch vốn. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 6,7% kế hoạch vốn. Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Dự án có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại Lộ Thăng Long với Quốc Lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc, Hòa Bình. Mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 6,3% kế hoạch vốn. Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 42,8% kế hoạch vốn. Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 (thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy) với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng là 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 72,9% kế hoạch vốn. 4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài 4.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp Trong tháng Hai, Thành phố có 979 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký đạt 13,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện thủ tục giải thể cho 177 doanh nghiệp; có 1.190 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 354 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2024, Hà Nội có 3.508 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 49,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32%; thực hiện thủ tục giải thể cho 634 doanh nghiệp, tăng 7%; 13,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 53%; 4.014 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 43%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 4.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tháng Hai, thành phố Hà Nội có 17 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký gần 10 triệu USD; có 11 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 4 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 12 lượt, đạt 17,3 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố thu hút 899 triệu USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 27 dự án với số vốn đạt 869,4 triệu USD; 17 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 9,1 triệu USD; 19 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 20,5 triệu USD. 5. Thương mại, du lịch và dịch vụ 5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra vào những ngày đầu tháng Hai, các hoạt động du lịch, dịch vụ được tổ chức tại nhiều địa điểm trên toàn Thành phố. Tình hình cung cầu hàng hóa tại các chợ truyền thống, chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại trước và sau Tết Nguyên đán cơ bản ổn định, đảm bảo nguồn cung ra thị trường, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Hai ước tính đạt 71,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% và tăng 19,8%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% và tăng 21,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% và tăng 56,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% và tăng 8,8%. Tính chung 02 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 138,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 89,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,7% tổng mức và tăng 12,6% (đá quý, kim loại quý tăng 17,8%; lương thực, thực phẩm tăng 14,3%; ô tô con tăng 12,9%; xăng dầu tăng 11,5%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 9,4%; hàng may mặc tăng 6,3%; hàng hóa khác tăng 17,8%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 17,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% và tăng 17,4% (dịch vụ lưu trú tăng 37,3%; dịch vụ ăn uống tăng 15,6%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3% và tăng 49,8%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 27,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,8% và tăng 5,3%. Tình hình cung ứng, bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn Thành phố Dự báo dịp Tết Nguyên đán 2024 nhu cầu mua sắm của người dân tăng nên các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã có kế hoạch sản xuất, khai thác hàng hóa từ 03 tháng trước Tết. Vì vậy, hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đa dạng, giá bán ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng. Để thúc đẩy hoạt động bán hàng trong dịp Tết, các doanh nghiệp bán lẻ đều đa dạng hóa phương thức bán hàng (bán hàng trực tiếp, qua các kênh bán hàng thương mại điện tử thông qua website, nền tảng mạng xã hội) và liên kết với các đơn vị giao hàng để thu hút người mua sắm. Trong dịp Tết Nguyên đán 2024, doanh thu bán hàng phục vụ Tết của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tăng trung bình 7% so với Tết Quý Mão 2023, trong đó doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm khoảng 7% - 10% tổng doanh thu bán hàng; số lượng đơn đặt hàng online tăng trung bình 15% (tại các hệ thống phân phối lớn mức tăng khoảng 40% - 50%) so với các tháng thường; tỷ lệ khách hàng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt chiếm 50% - 60% tại các hệ thống phân phối lớn và chiếm khoảng 30% - 40% tại các cửa hàng tiện lợi nhỏ. Giá cả hàng hóa duy trì ổn định so với thời điểm trước Tết. Sau Tết các đơn vị vẫn đảm bảo lượng hàng hóa trong kho hợp lý sẵn sàng phục vụ nhân dân. Đến ngày mùng 5 Tết, hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã mở cửa trở lại với nhiều chương trình khuyến mãi, lì xì đầu xuân cho khách hàng, hàng hóa tại các điểm bán vẫn phong phú, đa dạng, giá bán ổn định so với trước Tết đáp ứng nhu cầu mua sắm sau Tết của người dân. Đối với các chợ trên địa bàn: Vào các ngày sát Tết, lượng hàng thực phẩm tươi sống về chợ tăng 20% và lượng khách đến mua sắm tăng trung bình 30% - 35% so với ngày thường. Giá cả hàng hóa tại chợ ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Tại các chợ truyền thống, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến, được các hộ kinh doanh và người tiêu dùng lựa chọn. Từ chiều mùng Hai Tết, một số chợ đã hoạt động trở lại tuy nhiên số lượng tiểu thương chưa nhiều. Theo phong tục truyền thống, đầu năm các mặt hàng được bày bán và tiêu thụ trong ngày này chủ yếu là hoa, quả tươi, bánh kẹo phục vụ việc đi lễ và các mặt hàng tươi sống như thủy hải sản và rau xanh; giá bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống (thịt bò, thủy sản, rau củ) tăng nhẹ so với những ngày giáp Tết. Mặc dù nhu cầu của người dân bắt đầu tăng nhưng nguồn cung các mặt hàng tương đối phong phú nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến. Đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT): Các sàn TMĐT đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại cùng chính sách, dịch vụ giúp khách hàng mua sắm thuận tiện và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa như liên kết với các tỉnh thành xây dựng các gói chương trình hàng Việt, các chương trình ưu đãi như cung cấp voucher tích lũy, voucher giảm giá và mã miễn phí vận chuyển, các chương trình ưu đãi riêng cho khách hàng thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng, chơi mini game săn mã khuyến mại… để hỗ trợ người tiêu dùng mua được sản phẩm cần thiết, giá hợp lý... Thời điểm trước Tết, số lượng đơn hàng của các sàn thương mại điện tử tăng trưởng khoảng 15 - 20% đối với các mặt hàng giỏ quà Tết, đồ uống và tăng 50% đối với mặt hàng trang trí nhà cửa, thực phẩm. Đối với các điểm tổ chức chợ Hoa Xuân: Số lượng hộ kinh doanh tương đương so với cùng kỳ Tết 2023. Lượng khách tham quan, mua sắm dịp Tết 2024 bắt đầu tăng từ sau ngày 23 tháng Chạp, lượng người mua tăng cao nhất trong ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 tháng Chạp) với mức tăng khoảng 20% so với những ngày trước đó. Nhu cầu của người dân tập trung chủ yếu vào các mặt hàng có giá bán ở mức trung bình. Giá bán các loại hoa, cây cảnh Tết 2024 thấp hơn so với các năm trước. Trong ngày 30 Tết, một số mặt hàng hoa tiếp tục áp dụng giảm giá 30 - 50% để thu hút người dân mua sắm, đẩy mạnh lượng hàng bán ra. Đến trước 20h00 ngày 09/02/2024 (tức ngày 30 Tết) các điểm tổ chức chợ Hoa Tết đã thực hiện việc đóng cửa, dừng hoạt động, thu dọn vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.  Tính chung tổng giá trị hàng hoá các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố đã cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đạt khoảng 37,5 nghìn tỷ đồng. Lượng hàng hóa còn lại tại các điểm bán hàng để sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp sau Tết. Tình hình cung ứng xăng dầu đảm bảo cung cấp đầy đủ cho thị trường Hà Nội; 100% các đơn vị kinh doanh điện triển khai phương án đảm bảo điện an toàn, củng cố cơ sở vật chất lưới điện, làm tốt công tác dự phòng, duy trì cấp điện an toàn, liên tục, ổn định trên địa bàn trong suốt dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ tại các doanh nghiệp được nghiêm túc thực hiện, không xảy ra sự cố cháy nổ, mất an toàn hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn Thành phố. 5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Hai ước tính đạt 1.423 triệu USD, giảm 6,6% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 824 triệu USD, giảm 6,8% và tăng 23,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 599 triệu USD, giảm 6,3% và giảm 1,4%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 193 triệu USD, tăng 18,3%; hàng dệt may đạt 175 triệu USD, tăng 10,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 155 triệu USD, tăng 36,7%; xăng dầu đạt 141 triệu USD, tăng 31,8%; hàng nông sản đạt 114 triệu USD, tăng 97,1%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 75 triệu USD, tăng 42,4%. Trong tháng, 5/12 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm với so cùng kỳ: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 191 triệu USD, giảm 7%; giày dép và các sản phẩm từ da đạt 35 triệu USD, giảm 1,9%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 18 triệu USD, giảm 11%; điện thoại và linh kiện đạt 9 triệu USD, giảm 42,7%; hàng hóa khác đạt 299 triệu USD, giảm 9,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 2.946 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 1.708 triệu USD, tăng 37,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.238 triệu USD, tăng 13,5%. Hai tháng đầu năm nay, nhiều nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 393 triệu USD, tăng 37,1%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 389 triệu USD, tăng 6,2%; hàng dệt may đạt 356 triệu USD, tăng 19,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 316 triệu USD, tăng 40,9%; xăng dầu đạt 286 triệu USD, tăng 38,4%; hàng nông sản đạt 232 triệu USD, gấp 2,1 lần; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 153 triệu USD, tăng 45,9%; hàng hóa khác đạt 661 triệu USD, tăng 14,9%. Riêng nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 18 triệu USD, giảm 36,4% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Hai ước tính đạt 3.208 triệu USD, giảm 5,7% so với tháng trước và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 2.710 triệu USD, giảm 5,7% và tăng 31%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 498 triệu USD, giảm 5,4% và giảm 7,2%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 524 triệu USD, tăng 43,8%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 196 triệu USD, tăng 6,3%; sắt thép đạt 165 triệu USD, tăng 40%; kim loại khác đạt 99 triệu USD, tăng 29,8%; vải đạt 81 triệu USD, tăng 59,7%; ngô đạt 75 triệu USD, gấp 3 lần cùng kỳ; hàng hóa khác đạt 1.183 triệu USD, tăng 33,5%. Trong tháng, 4/14 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Xăng dầu đạt 386 triệu USD, giảm 5,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 151 triệu USD, giảm 7,1%; chất dẻo đạt 106 triệu USD, giảm 6%; hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 55 triệu USD, giảm 11,5%. Tính chung 02 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 6.610 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 5.586 triệu USD, tăng 31%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 1.024 triệu USD, tăng 3,1%. Một số nhóm hàng có giá trị nhập khẩu lớn như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 1.068 triệu USD, tăng 48,5%; xăng dầu đạt 793 triệu USD, giảm 20,7%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 405 triệu USD, tăng 19,6%; sắt thép đạt 338 triệu USD, tăng 66%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 306 triệu USD, tăng 7,2%; chất dẻo đạt 218 triệu USD, tăng 19,6%; kim loại khác đạt 201 triệu USD, tăng 38,4%; hàng hóa khác đạt 2.466 triệu USD, tăng 43,7%. 5.3. Vận tải và bưu chính chuyển phát Tháng Hai là thời điểm trùng với Tết Nguyên đán nên nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương, tham quan du Xuân, Lễ hội tăng cao. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng quay trở lại trường học nên lượng phương tiện giao thông tăng đáng kể. Nhờ chất lượng phục vụ được quan tâm, cùng với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ được đẩy mạnh, hoạt động vận tải đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa. Vận chuyển hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển tháng Hai ước đạt 32,8 triệu lượt người, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1,1 tỷ lượt người.km, tăng 2,3% và tăng 37,2%; doanh thu ước tính đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 17,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 64,9 triệu lượt người, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 2,1 tỷ lượt người.km, tăng 35,6%; doanh thu đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17%. Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Hai ước tính đạt 130,7 triệu tấn, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 12,9 tỷ tấn.km, tăng 1,3% và tăng 18,2%; doanh thu ước tính đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% và tăng 18,1%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 259,9 triệu tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 25,6 tỷ tấn.km, tăng 19,7%; doanh thu đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3%. Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải: Tháng Hai ước tính đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát: Tháng Hai ước tính đạt 1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2023. 5.4. Du lịch Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Thành phố chú trọng đổi mới công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình tuyên truyền, quảng bá trên kênh CNN quốc tế. Xây dựng đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, trang Website, nền tảng mạng xã hội và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”. Bên cạnh đó, tiếp tục sản xuất clip, thực hiện biên tập, dịch bài thuyết minh các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố đã được chuẩn hóa sang 5 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tổ chức thiết kế, sản xuất sản phẩm quà tặng, bộ nhận diện du lịch, ấn phẩm du lịch Hà Nội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa Thủ đô, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm tham quan du lịch. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội (do cơ sở lưu trú phục vụ) tháng Hai ước đạt 541 nghìn lượt người, tăng 8% so với tháng trước và tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 1.043 nghìn lượt người, tăng 63,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khách quốc tế tháng Hai ước đạt 395 nghìn lượt người, tăng 10,5% so với tháng trước và tăng 68,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đạt 753 nghìn lượt người, tăng 82,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 105,8 nghìn lượt người, tăng 64%; Trung Quốc 65,8 nghìn lượt người, gấp 4,4 lần; Mỹ 58,3 nghìn lượt người, tăng 47,7%; Nhật Bản 40,9 nghìn lượt người, tăng 59,7%; Anh 39 nghìn lượt người, tăng 66,4%; Pháp 33,5 nghìn lượt người, tăng 85,7%; Đức 28,6 nghìn lượt người, tăng 79,5 lần; Thái Lan 19,4 nghìn lượt người, giảm 17,9%; Ma-lai-xi-a đạt 18,5 nghìn lượt khách, tăng 32%; Xin-ga-po 17,9 nghìn lượt người, tăng 54,4%. Khách nội địa tháng Hai ước đạt 146 nghìn lượt người, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách trong nước đến Hà Nội đạt 290 nghìn lượt người, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác: Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn từ 1 đến 5 sao tháng Hai ước đạt 56,2%, giảm 0,5% so với tháng trước và tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 02/2024, trên địa bàn Thành phố có 3.759 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 71,1 nghìn phòng, trong đó 606 khách sạn, khu căn hộ được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 26,4 nghìn phòng, chiếm 37,2% tổng số phòng và 16,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn tháng 02/2024 ước đạt 61,2%, tăng 0,4 % so với tháng 01/2023 và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 31 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 38 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Về hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên: Tính đến cuối tháng 02/2024 trên địa bàn Hà Nội có 1.773 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 376 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 32 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, 7 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài; 5.501 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; 2.242 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 103 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang hoạt động. 6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2024 tăng 1,01% so với tháng trước, tăng 1,33% so với tháng 12/2023 và tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 5,0% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Trong tháng Hai, 10/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước: Nhóm giao thông tăng 2,59% (tác động làm tăng CPI chung 0,25%) chủ yếu do giá xăng điều chỉnh tăng vào ngày mùng 01 và ngày 15/02/2024 khiến giá xăng bình quân trong tháng tăng 5,67% so với bình quân tháng trước, giá dầu diezen tăng 5,51%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,1%) do ảnh hưởng giá gas thế giới, giá gas trong nước tăng 1,03%; giá dầu hỏa tăng 2,71%; giá vật liệu xây dựng cũng đang có xu hướng tăng nhẹ. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay trùng vào tháng Hai nên nhu cầu ăn, uống, lương thực, thực phẩm tăng cao khiến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,77% (tác động làm tăng CPI chung 0,55%) trong đó giá lương thực tăng 2,43%; giá thực phẩm tăng 1,77%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,51%. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,85% (tác động làm tăng CPI 0,04%) do sau Tết đang là mùa Lễ hội đầu năm mới. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,77%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,28%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,11%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,81%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09%. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024 CPI tăng 5,0% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 8/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng 38,33%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,24%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,92%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,43%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,66%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,28%; giao thông tăng 1,54%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,38%. Có 3/11 nhóm hàng CPI bình quân 2 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,38%; bưu chính viễn thông giảm 1,43%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,21%. Chỉ số giá vàng tháng 02/2024 tăng 2,17% so với tháng trước, tăng 4,73% so với tháng 12/2023 và tăng 18,56% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 18,24% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2024 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 0,91% so với tháng 12/2023 và tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 3,74% so với bình quân cùng kỳ năm trước. 7. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán 7.1. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 2 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 112,5 nghìn tỷ đồng, đạt 27,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa 108,8 nghìn tỷ đồng, đạt 28,7% dự toán và tăng 3,8%; thu từ dầu thô 0,7 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% và tăng 75%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu gần 3 nghìn tỷ đồng, đạt 11% và bằng 84,9%. Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 2 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 22,4 nghìn tỷ đồng, đạt 31,8% dự toán năm và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7,7 nghìn tỷ đồng, đạt 28,8% và tăng 10,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 25,6 nghìn tỷ đồng, đạt 32,6% và tăng 12,9%; thuế thu nhập cá nhân 9,5 nghìn tỷ đồng, đạt 23,2% và tăng 2,3%; thu phí và lệ phí 4,6 nghìn tỷ đồng, đạt 23,7% và tăng 54,9%; thu tiền sử dụng đất 2,8 nghìn tỷ đồng, đạt 7,6% và gấp 2,4 lần; thu lệ phí trước bạ hơn 1 nghìn tỷ đồng, đạt 15,8% và giảm 2,6%. Chi ngân sách địa phương 2 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 16,1 nghìn tỷ đồng, đạt 11% dự toán năm và tăng 48,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi đầu tư phát triển 7,5 nghìn tỷ đồng, đạt 9,3% dự toán và gấp 2,2 lần; chi thường xuyên 8,6 nghìn tỷ đồng, đạt 15,1% và tăng 10,4%. 7.2. Tín dụng ngân hàng Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Hai, lãi suất huy động tiền gửi bằng VND của các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,7 - 3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3 - 5,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,7 - 5,6%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,1 - 10,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm theo quy định của NHNN. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Hoạt động huy động vốn: Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.431 nghìn tỷ đồng, tăng 0,84% so với tháng trước và tăng 1,79% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.762 nghìn tỷ đồng, tăng 0,94% và tăng 1,97%; phát hành giấy tờ có giá đạt 669 nghìn tỷ đồng, tăng 0,12% và tăng 0,58%. Hoạt động tín dụng: Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 3.688 nghìn tỷ đồng, tăng 0,93% so với tháng trước và tăng 1,96% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.536 nghìn tỷ đồng, tăng 0,97% và tăng 2,04%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.152 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 1,9%. Các TCTD tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 01/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,85% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 15,6% trong dư nợ cho vay; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,05%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,18%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,35%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,44%. 7.3. Thị trường chứng khoán Tính đến hết tháng Một năm 2024, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.190 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 322 doanh nghiệp và Upcom có 868 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 600,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 158,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,9% và tăng 7,5%; Upcom đạt 442,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 9,5%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Một đạt 1.415,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 307,5 nghìn tỷ đồng, giảm 5,7% và tăng 13,9%; Upcom đạt 1.108,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% và tăng 10,3%. Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Một, khối lượng giao dịch đạt 1.587 triệu CP được chuyển nhượng, giảm 14,2% so với tháng trước và gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, giảm 16% và gấp 1,9 lần. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 1.517 triệu CP, giảm 10,7% và gấp 1,5 lần; giá trị đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, giảm 13,6% và gấp 1,9 lần. Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Một, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 199 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 24 mã giao dịch; cá nhân 175 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới năm 2024 đạt 126 nghìn tài khoản. 8. Một số vấn đề xã hội 8.1. Tình hình tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn và công tác an sinh xã hội Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, có đổi mới trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đảm bảo người dân đón Tết trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình; mọi người, mọi nhà đều được vui xuân, đón Tết. Đến ngày 07/02/2024 (tức 28 tháng Chạp năm Quý Mão), Thành phố đã hoàn thành công tác thăm hỏi tặng quà Tết cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người có công, người nghèo, người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu, mất sức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; các tổ chức, gia đình, cá nhân tiêu biểu; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội 2.220 nghìn suất quà với tổng số tiền 1.033 tỷ đồng, đạt 186,5% so với kế hoạch tặng quà của UBND Thành phố, tăng 198,6 tỷ đồng, (tăng 23,8% so với kết quả tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; tăng 440 nghìn suất quà, tương đương 24,8%). Trong dịp này, Thành phố đã chi trả trợ cấp đầy đủ tháng 01 và tháng 02 năm 2024 cho gần 80,4 nghìn người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng với số tiền 367 tỷ đồng; trên 203,7 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cũng được nhận trợ cấp theo quy định với số tiền 251 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp chỉ đạo chính quyền và Công đoàn các cấp tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", "Chợ Tết Công đoàn năm 2024", "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024"; tổ chức hỗ trợ, tặng quà, động viên, chúc Tết đoàn viên và người lao động; chăm lo cho đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết. Thành phố đã chi trên 188 tỷ đồng từ ngân sách Công đoàn, các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trên 513 nghìn lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Giáp Thìn. Riêng cấp Thành phố đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho hơn 44 nghìn lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng; tổ chức 30 chuyến xe hỗ trợ 1 nghìn công nhân lao động; hỗ trợ vé xe cho 4.395 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng; triển khai Chợ tết Công đoàn qua sàn giao dịch thương mại điện tử của Tổng Liên đoàn cho 1.197 đoàn viên với tổng số tiền gần 0,4 tỷ đồng. Công đoàn Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cũng đã phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức trao 13,3 nghìn suất quà trị giá 6,7 tỷ đồng tặng cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ vé xe ô tô cho công nhân về quê đón Tết. 8.2. Tình hình giải quyết việc làm Tháng Hai, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 12,7 nghìn lao động, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 195,5 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 3,1 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 15 phiên giao dịch việc làm với 464 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 3,2 nghìn lao động được phỏng vấn, kết quả 1.003 lao động được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch; 8,9 nghìn lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác. Cũng trong tháng, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 4,8 nghìn người với số tiền hỗ trợ 161,9 tỷ đồng, tư vấn giới thiệu việc làm cho 3,9 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 55 người với số tiền 230 triệu đồng. Tính chung 2 tháng đầu năm, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 28,3 nghìn lao động, đạt 17,4% kế hoạch năm, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2023; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho gần 10 nghìn người với kinh phí hỗ trợ là 315 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 9 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 109 người với số tiền hơn 437 triệu đồng. 8.3. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội Năm 2024, theo kế hoạch Thành phố giao: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động. Tính đến hết tháng 02/2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,1% dân số với 7.949 nghìn người tham gia, tăng 0,09% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước. Có 2.064 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44%), tăng 0,35% và tăng 3,96%; gần 84,7 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,4%), tăng 5,49% và tăng 20,29%. Số người tham gia BHTN là 1.997 nghìn người (chiếm 39,8%), tăng 0,35% và tăng 4,07%. Tính đến cuối tháng Hai, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 9,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 12,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 7.040 tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 4.005 tỷ đồng). 8.4. Tình hình dịch bệnh Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 16/01/2024 đến ngày 15/02/2024 tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát tốt, cụ thể như sau: Bệnh Sốt xuất huyết Dengue có xu hướng giảm so với tháng trước. Trong kỳ báo cáo ghi nhận 292 ca mắc, không có ca bị tử vong; cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay toàn Thành phố có 432 ca mắc, không có trường hợp tử vong (cùng kỳ năm 2023 có 115 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh Tay chân miệng có chiều hướng giảm, ghi nhận 48 ca mắc, 0 tử vong; cộng dồn từ đầu năm đến kỳ báo cáo, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 70 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 23 ca mắc, 0 tử vong). Số ca mắc Covid-19 trên địa bàn trong tháng là 256 ca, cộng dồn từ đầu năm đến nay trên địa bàn Thành phố ghi nhận 318 ca mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong (cùng kỳ 97 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh Tay chân miệng trong kỳ ghi nhận 48 ca mắc, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 70 ca mắc, không có trường hợp tử vong (cùng kỳ 23 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh thủy đậu 88 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 217 ca mắc, 0 tử vong); liên cầu lợn 1 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 0 ca mắc, 0 tử vong); uốn ván 2 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 0 ca mắc, 0 tử vong). Các dịch bệnh khác như dại, sởi và viêm não Nhật Bản, ho gà... được kiểm soát tốt, không ghi nhận ổ dịch. Đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội Xuân 2024, các cơ quan chức năng của Thành phố đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là ở những nơi có khu du lịch, điểm di tích, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong tháng, có 2 công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP với số tiền phạt 305 triệu đồng về các hành vi vi phạm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không đạt so với hồ sơ công bố; sản xuất, buôn bán hàng hóa có nhãn nhưng không ghi đầy đủ hoặc ghi không đúng nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn sản phẩm; quảng cáo thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố; kinh doanh hàng hóa có hình ảnh, chữ viết không đúng với bản chất của sản phẩm. 8.5. Giáo dục và đào tạo Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã duy trì lịch trực bảo vệ, công tác an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy, nổ được bảo đảm, không để xảy ra sự cố. Việc đón học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ được thực hiện chu đáo, ngay từ chiều ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết Giáp Thìn), cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học đã tới trường làm vệ sinh, rà soát các điều kiện để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường từ ngày 15/2. Học sinh và giáo viên nhanh chóng ổn định nền nếp dạy, học ngay trong những ngày đầu năm mới.  Trong tháng, Thành phố tuyên dương các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia cấp PTTH năm học 2023-2024. Trong kỳ thi này, Thành phố Hà Nội có 234 học sinh của 10 trường trung học phổ thông tham gia, tăng 50 em so với năm học trước. Các học sinh Hà Nội đăng ký tham dự kỳ thi ở đủ 12 môn thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc. Kết quả, có 184 học sinh đoạt giải, gồm 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba và 55 giải Khuyến khích, tăng 43 giải so với năm học trước. Đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay của học sinh Thành phố; năm thứ 12 liên tiếp Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông. Đến hết tháng Hai, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố đạt 64,3%, trong đó công lập 79,3%, cụ thể: Trường mầm non đạt tỷ lệ 55%, trong đó công lập 77,5%; Trường Tiểu học đạt 72,7%, trong đó công lập 77,2%; Trường Trung học cơ sở đạt 81%, trong đó công lập 87%; Trường Trung học phổ thông đạt 37,1%, trong đó công lập 67,2%. Về giáo dục nghề nghiệp, 2 tháng đầu năm 2024 các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh được 35,5 nghìn lượt người (cao đẳng 950 người; trung cấp 1,2 nghìn người; sơ cấp 33,3 nghìn người), đạt 15% Kế hoạch tuyển sinh năm 2024. Đến nay, Thành phố có 314 đơn vị đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó 68 trường cao đẳng, 58 trường trung cấp, 55 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề, 113 doanh nghiệp, loại hình khác. 8.6. Hoạt động văn hóa, thể thao Hoạt động văn hóa: Trong tháng Hai, Thành phố đã thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, triển lãm ảnh chào đón năm mới Giáp Thìn và chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang trí 229 cụm pano; 07 cụm mô hình; 2.000 băng rôn dọc; 3.024 Quốc Kỳ và Đảng Kỳ; 08 cụm cờ; 01 cuộc triển lãm chuyên đề; 04 buổi Tuyên truyền lưu động; 01 Bản tin Văn hoá Hà Nội số chuyên đề và nhiều bài đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hà Nội với nội dung “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024”. Tiếp tục duy trì trang trí chiếu sáng mỹ thuật tại các tuyến phố, tuyến đường trọng điểm của Thủ đô, các vị trí cửa ngõ ra vào Thành phố, vị trí tại các vòng xoay, đảo giao thông... Tuyên truyền các hoạt động Tết kết hợp tuyên truyền, quảng bá các hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội trên hệ thống 50 màn hình Led. Đặc biệt đêm 30 Tết diễn ra Chương trình Lễ hội ánh sáng, nghệ thuật – Rực rỡ Thăng Long tại khu vực Hồ Tây với chủ đề: Giao Thừa Long Hội (Một ngày Kinh đô - Ngàn năm lịch sử); Rồng thiêng hội tụ nơi kinh kỳ, kết nối những hình ảnh đẹp nhất của vùng đất ngàn năm văn hiến. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu điểm trong thời khắc đón chào năm mới Giáp Thìn trên địa bàn Thủ đô, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong nước, quốc tế và truyền thông, đồng thời đã tạo thêm vị thế, sự hấp dẫn, thu hút của điểm đến Thủ đô Hà Nội với du khách trong nước và quốc tế.Cũng trong thời gian này, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Thành phố đã tổ chức 24 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới”; 100% các quận, huyện, thị xã đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, phong phú tại các điểm vui chơi, giải trí, các điểm bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa, cùng với 105 buổi biểu diễn nghệ thuật quần chúng. Các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố đã tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân đến dâng hương, tham quan du lịch tất cả các ngày trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Ước tính trong tháng Hai, các di tích đã đón hơn 336,9 nghìn lượt khách tham quan, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,4% kế hoạch năm, nâng số lượt khách tham quan trong 2 tháng đầu năm 564,5 nghìn lượt người, đạt 20,7%. Doanh thu phí tháng Hai 19,6 tỷ đồng, đạt 26,1%, lũy kế 2 tháng đầu năm doanh thu phí tham quan 31,3 tỷ đồng đạt 41,8%. Tại Bảo tàng Hà Nội trong tháng Hai mở cửa đón 2,3 nghìn lượt khách, lũy kế 2 tháng đầu năm đón 14 nghìn lượt khách. Trong tháng Hai, Thành phố đã tổ chức được 175 buổi diễn gồm cả phục vụ nhiệm vụ chính trị và biểu diễn có doanh thu với tổng số tiền là 3,8 tỷ đồng thu hút trên 66,7 nghìn lượt khán giả. Lũy kế từ đầu năm tới nay, Thành phố tổ chức được 340 buổi biểu diễn với 107,4 nghìn lượt khán giả, doanh thu đạt 9,8 tỷ đồng (doanh thu đạt 20% kế hoạch giao, số buổi biểu diễn đạt 15,5% kế hoạch và lượt khán giả đạt 14,4%). Hoạt động thể thao: Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các quận, huyện, thị xã đã triển khai, tổ chức 635 giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho Nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc như: Các trò chơi dân gian, Vật cổ truyền, Bắn nỏ, Cờ người, Đẩy gậy, Kéo co, Nhảy bao... đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Võ, Quần vợt, Bóng bàn... 8.7. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Hai (từ 15/01/2024 đến 14/02/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau: Phạm pháp hình sự: Trong tháng đã phát hiện 505 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 308 vụ do công an khám phá. Số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 513 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 431 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 488 đối tượng, thu nộp ngân sách 10,6 tỷ đồng. Cộng dồn từ đầu năm 2024, phát hiện hơn 1 nghìn vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 1,2 nghìn đối tượng; số vụ vi phạm pháp luật về kinh tế là 1,2 nghìn vụ, bắt giữ 1,3 nghìn đối tượng. Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 69 vụ cờ bạc, bắt giữ 370 đối tượng. Tổng số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 243 vụ, bắt giữ 382 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 229 vụ với 313 đối tượng. Tai nạn giao thông: Tháng Hai, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 126 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 65 người chết và bị thương 98 người. Chia theo mức độ nghiêm trọng có 2 vụ tai nạn rất nghiêm trọng làm 4 người chết; 67 vụ nghiêm trọng làm 61 người chết và 28 người bị thương; 57 vụ tai nạn ít nghiêm trọng và va chạm làm 70 người bị thương. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Thành phố xảy ra 280 vụ tai nạn giao thông, trong đó 277 vụ tai nạn giao thông đường bộ và 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm 128 người chết và 233 người bị thương. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng, phát hiện 636 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 640 đối tượng; xử lý 634 vụ với 645 đối tượng; thu nộp ngân sách gần 4,9 tỷ đồng. Cũng trong tháng Hai, trên địa bàn Thành phố xảy ra 110 vụ cháy làm 5 người chết và 1 người bị thương, trong đó có 2 vụ cháy nghiêm trọng làm 05 người chết và 01 người bị thương; 15 vụ cháy trung bình và 93 vụ cháy nhỏ. Hiện tại các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân cháy và đánh giá thiệt hại về tài sản do các vụ cháy gây ra. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Thành phố xảy ra 209 vụ cháy làm 5 người chết và 1 người bị thương (2 tháng năm 2023 xảy ra 62 vụ cháy làm 7 người bị thương)./.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tháng Một năm 2024
  •   14/03/2024 05:45

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung vào công tác thu hoạch cây màu vụ Đông; chuẩn bị gieo trồng cây vụ Xuân; chăm sóc và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Vụ Đông năm nay, toàn Thành phố gieo trồng được 27,6 nghìn ha, bằng 100,2% vụ Đông năm trước, trong đó: Diện tích ngô đạt 5,5 nghìn ha, bằng 103,6% cùng kỳ năm trước; khoai lang 892 ha, bằng 100,6%; đậu tương 721 ha, bằng 100,7%; lạc 225 ha, bằng 84,9%; rau 14,4 nghìn ha, bằng 97,6%; đậu 100 ha, bằng 137%. Tính đến trung tuần tháng Một, Thành phố đã thu hoạch được trên 70% diện tích gieo trồng cây vụ Đông, trong đó ngô đạt 71,8%; khoai lang đạt 62,3%; đậu tương đạt 80,9%; lạc đạt 45,8%; rau đạt 87%; đậu đạt 99%. Công tác chuẩn bị gieo cấy lúa vụ Xuân 2024 được các địa phương khẩn trương thực hiện nhằm đảm bảo đúng thời vụ; quản lý và chăm sóc tốt diện tích mạ đã gieo. Đồng thời, Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến lịch lấy nước giúp các hộ dân chủ động lấy nước đổ ải, làm đất, chuẩn bị gieo cấy với mục tiêu đưa nước tới đâu, làm đất, giữ nước tới đó, không để thất thoát, lãng phí nguồn nước. Tính đến ngày 25/01/2024, tổng diện tích có nước đổ ải lúa vụ Xuân 2024 trên địa bàn Thành phố thực hiện 31,1 nghìn ha, đạt 38,9% kế hoạch; diện tích làm đất 17,4 nghìn ha, đạt 21,8%; diện tích gieo cấy 897 ha, đạt 1,1%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các cơ sở chăn nuôi đang tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi nhằm chuẩn bị nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Đàn trâu hiện có 29,1 nghìn con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 129,4 nghìn con, tăng 1,1%; đàn lợn 1,47 triệu con, tăng 9%; đàn gia cầm 41,2 triệu con, tăng 8,4% (đàn gà 27,5 triệu con, tăng 8,5%). Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tháng 01/2024 ước đạt 173 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò đạt 960 tấn, giảm 1%; thịt lợn 21,9 nghìn tấn, tăng 5,8%; thịt gia cầm 13,5 nghìn tấn, giảm 2,9% (thịt gà 10,1 nghìn tấn, giảm 2,9%); sản lượng trứng gia cầm đạt 240 triệu quả, tăng 3,4%. 1.2. Lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng; thu hoạch gỗ và lâm sản. Bên cạnh đó, các địa phương tích cực chuẩn bị triển khai phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 đảm bảo thiết thực, hiệu quả; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. Trong tháng Một, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1,8 nghìn m3, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2023; sản lượng củi khai thác đạt 59 ste, tăng 3,5%. Sản lượng thủy sản tháng Một ước tính đạt 9 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 8,9 nghìn tấn, tăng 3,4%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 58 tấn, giảm 1,7%. 2. Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Một ước tính giảm 3,7% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,5% và tăng 20,6%; sản xuất và phân phối điện giảm 6,4% và tăng 8,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 4,4% và tăng 10,6%; công nghiệp khai khoáng giảm 0,7% và tăng 7,1%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số IIP tháng Một tăng cao so với cùng kỳ: Sản xuất thiết bị điện tăng 89,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 46,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 49%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 36,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 35,7%; dịch vụ in ấn và sao chụp bản ghi tăng 30,4%; sản xuất thuốc lá tăng 33,5%; dệt tăng 29,3%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 23,3%; sản xuất trang phục tăng 22,7%... Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Một ước tương đương tháng trước và giảm 2,7% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực nhà nước bằng tháng trước và tăng 1,8%; khu vực ngoài nhà nước tăng 0,2% và giảm 1,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,1% và giảm 4,6%. 3. Thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng 01/2024 ước tính đạt 4.005 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 5,1% kế hoạch năm 2024, trong đó NSNN cấp Thành phố thực hiện 1.570 tỷ đồng, tăng 32,7% và đạt 4,4%; NSNN cấp huyện 2.279 tỷ đồng, tăng 86,9% và đạt 5,9%; NSNN cấp xã 156 tỷ đồng, gấp 2,2 lần và đạt 4,8%. Tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố Dự án đường vành đại 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) với tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,1%. Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao Voi Phục (quận Ba Đình). Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân được 25,5% kế hoạch vốn. Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Khởi công tháng 12/2022, cải tạo 21,7 km đoạn nút giao Ba La (quận Hà Đông) đến Thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ). Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50 m - 60 m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng mức đầu tư của dự án 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Thời gian thi công toàn dự án từ năm 2022 đến năm 2027. Đến nay dự án đã giải ngân 6,6% kế hoạch vốn. Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Khởi công tháng 10/2023, với chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc Lộ 21 (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất), điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc, Hòa Bình. Đường có mặt cắt ngang từ 120 m - 180 m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 6,2% kế hoạch vốn. Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 42% kế hoạch vốn. Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,4 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 (thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy) với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng là 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 72,5% kế hoạch vốn. 4. Hoạt động của doanh nghiệp  Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong tháng Một, Thành phố thu hút 866,8 triệu USD vốn FDI, trong đó: có 10 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 859,4 triệu USD; có 6 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 5,1 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 7 lượt, đạt 2,3 triệu USD. Tình hình đăng ký doanh nghiệp: Tháng Một năm 2024, Thành phố có 2.529 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, với số vốn đăng ký mới đạt 35,4 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần; 3.660 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 50%; 12,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 56%; thực hiện thủ tục giải thể cho 457 doanh nghiệp, tăng 52%; 394 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 32%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. 5. Thương mại, dịch vụ và du lịch 5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tháng Một năm 2024 gần sát dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng của người dân tiếp tục xu hướng tăng so với những tháng cuối năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Một ước tính đạt 68,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% và tăng 8,9%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% và tăng 14,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% và tăng 45%; doanh thu dịch vụ khác đạt 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% và tăng 3,7%. Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về việc đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đến nay Thành phố đã phê duyệt 32 đơn vị tham gia chương trình và cung ứng các mặt hàng tới 14,5 nghìn điểm bán, trong đó có trên 8 nghìn cửa hàng kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh; 900 sạp hàng tại các chợ truyền thống và 500 bếp ăn tập thể. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa với tổng giá trị ước tính đạt 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện Tết Nguyên đán Quý Mão. Thành phố tổ chức các hoạt động bán hàng phục vụ Tết tại 29 trung tâm thương mại; 137 siêu thị; 453 chợ và 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa tại các quận, huyện, thị xã; 159 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn; 926 chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố; tổ chức 83 điểm chợ hoa Xuân; 20 hoạt động như: Hội chợ, hội hoa, chợ Tết, phiên chợ Tết, ... và hoạt động vui chơi, giải trí khác để phục vụ nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân; cấp phép cho trên 190 xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu để đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết. Tổ chức triển khai hơn 40 sự kiện nhằm kích cầu tiêu dùng; duy trì 100 điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh; tiếp nhận hơn 2,9 nghìn chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; hơn 1.300 địa điểm kinh doanh xăng dầu mở cửa bán hàng phục vụ người dân trong những ngày nghỉ Tết. Song song với công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết, Thành phố cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chú ý theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ người dân, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa; xử lý nghiêm tình trạng găm giữ hàng để đẩy giá lên cao. 5.2. Vận tải và bưu chính chuyển phát Vận chuyển hành khách: Tháng Một, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 31,9 triệu lượt người, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1.059 triệu lượt người.km, tăng 1,3% và tăng 33,6%; doanh thu ước tính đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 15,8%. Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Một ước tính đạt 129,2 triệu tấn, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 12,7 tỷ tấn.km, tăng 1,2% và tăng 21,1%; doanh thu ước tính đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 20,5%. Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải: Tháng Một ước tính đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát: Tháng Một ước tính đạt 999 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Công tác chuẩn bị phương tiện vận tải phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng chuẩn bị các phương án nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, không được để bất kỳ người dân nào không có xe về quê đón Tết. Các đơn vị vận tải hành khách liên tỉnh bố trí xe dự phòng, tăng cường thêm chuyến để phục vụ kịp thời người dân đi lại trong dịp Tết. Vào các ngày cao điểm, tại bến xe Giáp Bát dự kiến phục vụ 18 nghìn lượt khách/ngày, gấp 3 lần ngày thường với 950 lượt xe/ngày; bến xe Gia Lâm phục vụ 5.000 lượt khách/ngày, gấp 3 lần với 500 lượt xe/ngày; bến xe Mỹ Đình phục vụ 18 nghìn lượt khách/ngày, gấp 3,5 lần với 900 lượt xe/ngày; tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông duy trì chạy hàng ngày với tần suất 10 phút/chuyến. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục lập thêm 8 chuyến tàu tuyến Bắc - Nam, nối thêm toa vào các đoàn tàu đã mở bán vé để cung cấp thêm hơn 4 nghìn chỗ ngồi cho người dân; Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội mở bán vé hơn 14 tàu khách chạy tăng cường trên các tuyến địa phương khu vực phía Bắc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Các hãng hàng không (Vietnam Airlines; Pacific Airlines; Bamboo Airways; Vietjet Air, ...) đã bổ sung thêm nhiều chuyến bay từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố với nhiều khung giờ khác nhau, giá vé đa dạng và điều kiện hoàn, đổi vé linh hoạt góp phần giúp người dân thuận lợi, chủ động hơn trong những ngày cao điểm của dịp Tết Nguyên đán. 5.3. Du lịch Để thu hút du khách đến tham quan, tạo không khí vui tươi đón năm mới, Du lịch Hà Nội đã xây dựng nhiều chương trình, sự kiện và sản phẩm mới hấp dẫn để thu hút du khách. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội (do cơ sở lưu trú phục vụ) tháng Một ước đạt 540 nghìn lượt người, tăng 2% so với tháng trước và tăng 84,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khách quốc tế đến Hà Nội tháng Một ước tính đạt 395 nghìn lượt người, tăng 1,9% và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước, trong đó: Khách đến từ Hàn Quốc đạt 49 nghìn lượt người, tăng 85,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc 33,5 nghìn lượt người, gấp 7,1 lần; Mỹ 31 nghìn lượt người, tăng 70,8%; Ô-xtrây-li-a 29,5 nghìn lượt người, gấp 2,6 lần; Nhật Bản 19,8 nghìn lượt người, gấp 2,3 lần; Đài Loan 18 nghìn lượt người, gấp 4,1 lần; Anh 17,3 nghìn lượt người, tăng 84,4%; Pháp 16,5 nghìn lượt người, gấp 2,3 lần; Đức 14,8 nghìn lượt người, gấp 2,3 lần; Xin-ga-po 11,5 nghìn lượt người, gấp 2,1 lần; Ma-lai-xi-a đạt 10,5 nghìn lượt người, tăng 71,4%; Thái Lan 10 nghìn lượt người, giảm 5,5%. Khách du lịch nội địa tháng Một ước tính đạt 145 nghìn lượt người, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước. 5.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Một ước tính đạt 1.505 triệu USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 890 triệu USD, tăng 1,9% và tăng 55,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 615 triệu USD, tăng 1,8% và tăng 27,2%. Trong tháng, các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 212 triệu USD, tăng 71,7%; hàng dệt may đạt 190 triệu USD, tăng 36,4%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 177 triệu USD, tăng 10,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 152 triệu USD, tăng 37,2%; hàng nông sản đạt 120 triệu USD, gấp 2,4 lần cùng kỳ, trong đó gạo đạt 58 triệu USD, gấp 11,3 lần; xăng dầu đạt 116 triệu USD, tăng 16%; hàng hóa khác đạt 380 triệu USD, tăng 55,9%. Riêng nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 4 triệu USD, giảm 73,4%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Một ước tính đạt 3.665 triệu USD, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 3.097 triệu USD, tăng 1,5% và tăng 41%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 568 triệu USD, tăng 10% và tăng 24,3%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 695 triệu USD, tăng 95,9%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 229 triệu USD, tăng 48,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 177 triệu USD, tăng 43%; sắt thép đạt 153 triệu USD, tăng 78,2%; kim loại khác đạt 117 triệu USD, tăng 69,4%; chất dẻo đạt 104 triệu USD, tăng 48,9%; hàng hóa khác đạt 1.524 triệu USD, tăng 83,6%. Trong tháng, 03/14 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ như: Vải 73 triệu USD, giảm 4,9%; thức ăn gia súc 44 triệu USD, giảm 47,3%; xăng dầu 277 triệu USD, giảm 53%. 6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2024 tăng 0,32% so với tháng trước và tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước. Tháng Một có 8/11 nhóm hàng có CPI tăng so với tháng trước, trong đó cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,06% (tác động làm tăng CPI chung 0,22%) do giá gas, giá thuê nhà tăng. Nhóm giao thông tăng 0,43% (tác động làm tăng CPI chung 0,04%) do giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng ngày 11/01, ngày 18/01 và ngày 25/01/2024 (giá xăng tăng 0,91%, giá dầu tăng 1,39%). Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,34% (tác động làm tăng CPI chung 0,01%) do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trong dịp sát Tết Nguyên đán. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,13% (tác động làm tăng CPI chung 0,04%), trong đó lương thực tăng 1,16%; thực phẩm giảm 0,01% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%. Các nhóm có CPI tăng nhẹ: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%. Có 3/11 nhóm hàng có CPI tháng Một giảm so với tháng trước: Thiết bị, đồ dùng gia đình và bưu chính, viễn thông cùng giảm 0,02%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%. Chỉ số giá vàng tháng 01/2024 tăng 2,51% so với tháng trước và tăng 17,92% so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2024 tăng 0,53% so với tháng trước và tăng 3,65% so với cùng kỳ năm trước. 7. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán 7.1. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố tháng 01/2024 ước thực hiện 67,5 nghìn tỷ đồng, đạt 16,5% dự toán và giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thu nội địa 65,7 nghìn tỷ đồng, đạt 17,3% và giảm 14,4%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 1,5 nghìn tỷ đồng, đạt 5,7% và giảm 4,5%; thu từ dầu thô 338 tỷ đồng, đạt 11,3% và giảm 16,6%. Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa tháng Một: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 18,8 nghìn tỷ đồng, đạt 26,6% dự toán năm 2024 và giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5,7 nghìn tỷ đồng, đạt 21,5% và tăng 2,1%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 21,3 nghìn tỷ đồng, đạt 27,1% và tăng 11,2%; thuế thu nhập cá nhân 4,2 nghìn tỷ đồng, đạt 10,2% và giảm 4,1%; thu tiền sử dụng đất 1,5 nghìn tỷ đồng, đạt 4,2% và gấp 2,5 lần; thu lệ phí trước bạ 600 tỷ đồng, đạt 9,2% và tăng 5,6%; thu phí và lệ phí 2,2 nghìn tỷ đồng, đạt 11,2% và tăng 28,8%. Tổng chi ngân sách địa phương tháng 01/2024 ước thực hiện 7,4 nghìn tỷ đồng, đạt 5,1% dự toán và giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chi đầu tư phát triển 2 nghìn tỷ đồng, đạt 2,5% dự toán và giảm 23,2%; chi thường xuyên 5,4 nghìn tỷ đồng, đạt 9,5%, giảm 2,6%. 7.2. Tín dụng ngân hàng Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Một, lãi suất huy động tiền gửi bằng VND của các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn phổ biến ở mức 0,1-0,5 %/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng; 2,9-3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; 3,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,1-5,8%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,2-10,3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất huy động USD của TCTD tiếp tục duy trì ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Hoạt động huy động vốn: Đến cuối tháng 01/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.230 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.621 nghìn tỷ đồng, tăng 1%; phát hành giấy tờ có giá đạt 609 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6%. Hoạt động tín dụng: Đến cuối tháng 01/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 3.486 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.407 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.079 nghìn tỷ đồng, tăng 1%. Các TCTD tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 01/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,98% tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo. Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 16,7% trong dư nợ cho vay; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,1%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,2%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,3%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,4%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,4%. 7.3. Thị trường chứng khoán Tính đến hết tháng 12/2023, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.189 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 327 doanh nghiệp và Upcom có 862 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 598,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 159,5 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3% và tăng 8,6%; Upcom đạt 438,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 8%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Mười Hai đạt 1.380 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 326 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% và tăng 29,3%; Upcom đạt 1.054 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% và tăng 10,1%. Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Mười Hai, khối lượng giao dịch đạt 1.850 triệu CP được chuyển nhượng, giảm 21,3% so với tháng trước và giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 35,8 nghìn tỷ đồng, giảm 19,2% và tăng 16,9%. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 1.699 triệu CP, giảm 23,5% và giảm 16,3%; giá trị đạt 32,9 nghìn tỷ đồng, giảm 21,2% và tăng 19,4%. Tính chung cả năm 2023, khối lượng giao dịch đạt 24,3 tỷ CP với giá trị chuyển nhượng đạt 411,6 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% về khối lượng và giảm 14,7% về giá trị so với năm trước. Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Mười Hai, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 207 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 28 mã giao dịch; cá nhân 179 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới năm 2023 đạt 1.521 nghìn tài khoản; rà soát trong tháng 12/2023 có 116,1 nghìn tài khoản bị đóng do không có giao dịch. 8. Một số vấn đề xã hội 8.1. Công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 Để chuẩn bị tốt công tác phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Thành phố đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán từ rất sớm để bảo đảm người dân được đón Xuân mới vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Đến nay, Thành phố đã thực hiện trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan trên các tuyến phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào Xuân mới. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, đường phố phong quang; môi trường của Thành phố trước, trong và sau Tết “sáng, xanh, sạch, đẹp”; thu gom rác thải tồn đọng trong các khu dân cư, đường phố và các điểm công cộng. Thành phố dự kiến tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm, với 32 trận địa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Tổ chức triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024). Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu những kết quả, thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Thành phố. Thành phố tăng cường bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ, tạo môi trường an ninh, an toàn và bình yên để người dân Thủ đô vui xuân, đón Tết. Chủ động triển khai kế hoạch phân luồng, tổ chức giao thông, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, nhất là ở các khu vực cửa ngõ Thủ đô trước và sau Tết Nguyên đán. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân 2024 được quan tâm. Thành phố đã đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm dưới nhiều hình thức; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa bảo đảm về số lượng, chất lượng cung cấp ra thị trường. 8.2. Giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội Giải quyết việc làm: Tháng Một, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 15,5 nghìn lao động, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 400 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 6,3 nghìn lao động. Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm, với 633 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, kết quả có 1.290 lao động được tuyển dụng tại các phiên giao dịch. Cũng trong tháng Một, Thành phố đã tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 5,2 nghìn trường hợp, với số tiền được hỗ trợ là 153,1 tỷ đồng; tư vấn, hỗ trợ để tìm việc làm mới cho 5,2 nghìn người lao động, trong đó hỗ trợ học nghề cho 54 người với số tiền 207 triệu đồng. Bảo đảm an sinh xã hội: Công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, công nhân, người lao động, ... được Thành phố chú trọng quan tâm đặc biệt. Với phương châm “không để ai không có Tết”, Tết Nguyên đán năm nay, Thành phố dự kiến tặng 1.078 nghìn suất quà với kinh phí 553 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách ưu đãi người có công; người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; ... 8.3. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội Theo kế hoạch Thành phố giao năm 2024: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số; tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chiếm 45% số người trong độ tuổi lao động; tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện chiếm 2,5% và số người tham gia BHTN đạt 40% lực lượng lao động. Tính đến hết tháng 01/2024, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94% dân số, với 7.992 nghìn người tham gia, tăng 4,7% so cùng thời điểm năm 2023 và tăng 0,04% so với cuối năm 2023; có 2.059 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 3,8% và tăng 0,07%; có 106,5 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 43,2% và tăng 0,14%; 1.992 nghìn người tham gia BHTN, tăng 3,8% và tăng 0,07%. 8.4. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai và mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục tiêu cao nhất là bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Một (từ 15/12/2023 đến 14/01/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau: Phạm pháp hình sự: Trong tháng đã phát hiện 526 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 313 vụ do công an khám phá được; số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 671 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 775 vụ tội phạm vi phạm pháp luật về kinh tế với 847 đối tượng phạm pháp, thu nộp ngân sách 31,9 tỷ đồng. Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 107 vụ cờ bạc, bắt giữ 520 đối tượng. Tổng số vụ tội phạm và vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện trong tháng là 734 vụ, bắt giữ 1.029 đối tượng. Trong đó, xử lý hình sự 712 vụ với 944 đối tượng. Tai nạn giao thông: Trong tháng, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 151 vụ tai nạn giao thông đường bộ và 03 vụ tại nạn giao thông đường sắt làm chết 63 người và bị thương 135 người. Trong các vụ tai nạn giao thông có 02 vụ tai nạn rất nghiêm trọng làm 04 người chết; 66 vụ nghiêm trọng làm chết 59 người và bị thương 26 người; 67 vụ tai nạn ít nghiêm trọng, bị thương 87 người và 19 vụ va chạm làm 22 người bị thương. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng, phát hiện 1.250 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 1.261 đối tượng; số vụ vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý là 1.195 vụ với 1.204 đối tượng; thu nộp ngân sách trên 4,8 tỷ đồng. Cũng trong tháng Một, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 99 vụ cháy không gây thiệt hại về người, trong đó có 16 vụ cháy trung bình, 83 vụ cháy nhỏ. Thiệt hại về tài sản ước tính giá trị ban đầu trên 800 triệu đồng, các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác định thiệt hại về tài sản do các vụ cháy gây ra./.