024 3 8254 239 | hanoi@gso.gov.vn

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024

14/03/2024 05:46

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp

Đến nay, Thành phố thu hoạch xong cây màu vụ Đông, trong đó: Cây Ngô diện tích thu hoạch đạt 5,5 nghìn ha, bằng 103,6% cùng kỳ; năng suất đạt 53,3 tạ/ha, tương đương năm trước; sản lượng đạt 29,5 nghìn tấn, tăng 3,7%. Khoai lang 892 ha, bằng 100,6%; năng suất 87,6 tạ/ha, tương đương năm trước; sản lượng 7,9 nghìn tấn, tăng 0,7%. Đậu tương 721 ha, bằng 100,7%; năng suất 17,3 tạ/ha, giảm 0,1%; sản lượng 1,2 nghìn tấn, tăng 0,7%. Lạc 225 ha, bằng 84,9%; năng suất 22,6 tạ/ha, tăng 0,4%; sản lượng 509 tấn, giảm 14,9%. Rau 14,4 nghìn ha, bằng 97,6%; sản lượng 331,7 nghìn tấn, giảm 1,8%. Diện tích thu hoạch đậu tương đương năm trước; sản lượng đạt 173 tấn, tăng 37,3%.

Trong tháng các địa phương cũng tập trung vào gieo trồng lúa và cây màu vụ Xuân. Công tác lấy nước đợt hai, đợt cuối điều tiết nước hồ thủy điện phục vụ sản xuất vụ Xuân 2024 được thực hiện khẩn trương nhằm đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất. Tính đến trung tuần tháng Hai, Thành phố gieo trồng được 20,4 nghìn ha lúa vụ Xuân, bằng 43% vụ Xuân năm trước; 927 ha ngô, bằng 43%; 13 ha khoai lang, bằng 13,3%; 8 ha đậu tương, bằng 15,1%; 137 ha lạc, bằng 18%; 5,7 nghìn ha rau, bằng 80,2%; 19 ha đậu, bằng 24,7%. Tiến độ gieo trồng năm nay chậm do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trùng với cao điểm gieo cấy lúa và cây màu vụ Xuân. Ngay sau Tết, Thành phố có kế hoạch, hướng dẫn, tuyên truyền các địa phương tranh thủ thời tiết ấm áp, nguồn nước thuận lợi, khẩn trương gieo cấy nhằm bảo đảm kế hoạch, phấn đấu hoàn thành gieo cấy lúa Xuân trước ngày 29/2/2024. Ngoài ra, các địa phương cũng chủ động gieo mạ dự phòng với tỷ lệ 5 - 10% giống lúa ngắn ngày để ứng phó kịp thời trong trường hợp điều kiện thời tiết không thuận.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn trâu hiện có 29,1 nghìn con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 124 nghìn con, giảm 2,4%; đàn lợn 1,3 triệu con, giảm 5,1%; đàn gia cầm 37,8 triệu con, giảm 1,8% (đàn gà 24,9 triệu con, giảm 2,4%). Sản lượng thịt gia súc, gia cầm trong tháng dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không xảy ra tình trạng khan hiếm thực phẩm. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 345 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò 1,9 nghìn tấn, tăng 0,1%; thịt lợn 44,1 nghìn tấn, tăng 5,6%; thịt gia cầm 27,5 nghìn tấn, tăng 1,9% (thịt gà 20,6 nghìn tấn, tăng 1,5%); trứng gia cầm 478 triệu quả, tăng 3% (trứng gà 235 triệu quả, tăng 2,6%).

1.2. Lâm nghiệp và thủy sản

Sau Tết Nguyên đán, Thành phố tích cực triển khai phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn, với mục tiêu năm 2024 trồng mới cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị và cây ăn quả; trồng mới, trồng bổ sung chăm sóc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng. Cũng trong tháng Hai, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1,8 nghìn m3, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 60 ste, tăng 3,4%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước 81 nghìn cây, tăng 1,3%. Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng gỗ đạt 3,6 nghìn m3, giảm 1,4%; sản lượng củi đạt 119 ste, tăng 3,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 81 nghìn cây, tăng 1,3%.

Sản lượng thủy sản tháng Hai ước đạt 8,9 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 8,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khai thác 84 tấn, giảm 2,3%. Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản đạt 17,9 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 17,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khai thác đạt 142 tấn, giảm 2,1%.

2. Sản xuất công nghiệp

Ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và các đơn hàng ký kết trước đó. Nhờ có sự chuẩn bị từ sớm về đơn hàng, nguồn nguyên liệu, tổ chức vận hành nên nhìn chung không khí làm việc trên các chuyền sản xuất nghiêm túc, trách nhiệm, số lượng công nhân trở lại làm việc sau Tết cao, bắt nhịp nhanh với công việc, đảm bảo kế hoạch sản xuất đầu năm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Hai ước tính giảm 20,3% so với tháng trước và giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,8% và giảm 14,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 4% và tăng 15,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 4,5% và tăng 4,9%; công nghiệp khai khoáng giảm 27,3% và giảm 25,9%. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,3%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,1%; công nghiệp khai khoáng giảm 13,6%.

Trong 2 tháng đầu năm, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thiết bị điện tăng 20,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 13,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 10,9%; sản xuất trang phục tăng 9,5%. Một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc giảm 35,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 13,8%; in, sao chụp bản ghi giảm 9,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,6%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Hai tương đương tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 1,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,7%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%. Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 3% (sản xuất máy móc, thiết bị giảm 30,2%; dệt giảm 10,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 6,4%; sản xuất trang phục giảm 6,1%; sản xuất phương tiện vận tải giảm 5,8%). Lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,3%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,3%; ngành khai khoáng tăng 62,4%.

3. Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Hai ước tính đạt 2.335 tỷ đồng, giảm 41,2% so với tháng trước và giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2023 (chủ yếu do trùng với thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 985 tỷ đồng, giảm 37% và giảm 17,2%; NSNN cấp huyện 1.236 tỷ đồng, giảm 45,2% và giảm 3,5%; NSNN cấp xã 115 tỷ đồng, giảm 26% và tăng 12,8%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý đạt 6.306 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 8,1% kế hoạch năm 2024, trong đó: NSNN cấp Thành phố thực hiện 2.547 tỷ đồng, tăng 7,4% và đạt 7,1%; NSNN cấp huyện 3.489 tỷ đồng, tăng 39,6% và đạt 9,1%; NSNN cấp xã 270 tỷ đồng, tăng 57,7% và đạt 8,3%.

Năm 2024 thành phố Hà Nội có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó: 155 dự án chuyển tiếp với mức đầu tư 205,5 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn năm 2024 là 24,4 nghìn tỷ đồng); có 71 dự án mới được khởi công xây dựng trong năm với tổng mức đầu tư 7,2 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn trong năm là 1,1 nghìn tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông với 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn. Đến nay, các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố vẫn duy trì nhịp độ thi công khẩn trương, sớm hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra.

Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố:

Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bằn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,3%.

Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân 25,9% kế hoạch vốn.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 6,7% kế hoạch vốn.

Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Dự án có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại Lộ Thăng Long với Quốc Lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc, Hòa Bình. Mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 6,3% kế hoạch vốn.

Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 42,8% kế hoạch vốn.

Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 (thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy) với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng là 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 72,9% kế hoạch vốn.

4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài

4.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng Hai, Thành phố có 979 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký đạt 13,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện thủ tục giải thể cho 177 doanh nghiệp; có 1.190 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 354 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2024, Hà Nội có 3.508 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 49,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32%; thực hiện thủ tục giải thể cho 634 doanh nghiệp, tăng 7%; 13,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 53%; 4.014 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 43%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

4.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng Hai, thành phố Hà Nội có 17 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký gần 10 triệu USD; có 11 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 4 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 12 lượt, đạt 17,3 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố thu hút 899 triệu USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 27 dự án với số vốn đạt 869,4 triệu USD; 17 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 9,1 triệu USD; 19 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 20,5 triệu USD.

5. Thương mại, du lịch và dịch vụ

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra vào những ngày đầu tháng Hai, các hoạt động du lịch, dịch vụ được tổ chức tại nhiều địa điểm trên toàn Thành phố. Tình hình cung cầu hàng hóa tại các chợ truyền thống, chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại trước và sau Tết Nguyên đán cơ bản ổn định, đảm bảo nguồn cung ra thị trường, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Hai ước tính đạt 71,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% và tăng 19,8%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% và tăng 21,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% và tăng 56,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% và tăng 8,8%.

Tính chung 02 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 138,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 89,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,7% tổng mức và tăng 12,6% (đá quý, kim loại quý tăng 17,8%; lương thực, thực phẩm tăng 14,3%; ô tô con tăng 12,9%; xăng dầu tăng 11,5%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 9,4%; hàng may mặc tăng 6,3%; hàng hóa khác tăng 17,8%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 17,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% và tăng 17,4% (dịch vụ lưu trú tăng 37,3%; dịch vụ ăn uống tăng 15,6%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3% và tăng 49,8%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 27,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,8% và tăng 5,3%.

Tình hình cung ứng, bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn Thành phố

Dự báo dịp Tết Nguyên đán 2024 nhu cầu mua sắm của người dân tăng nên các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã có kế hoạch sản xuất, khai thác hàng hóa từ 03 tháng trước Tết. Vì vậy, hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đa dạng, giá bán ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng.

Để thúc đẩy hoạt động bán hàng trong dịp Tết, các doanh nghiệp bán lẻ đều đa dạng hóa phương thức bán hàng (bán hàng trực tiếp, qua các kênh bán hàng thương mại điện tử thông qua website, nền tảng mạng xã hội) và liên kết với các đơn vị giao hàng để thu hút người mua sắm. Trong dịp Tết Nguyên đán 2024, doanh thu bán hàng phục vụ Tết của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tăng trung bình 7% so với Tết Quý Mão 2023, trong đó doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm khoảng 7% - 10% tổng doanh thu bán hàng; số lượng đơn đặt hàng online tăng trung bình 15% (tại các hệ thống phân phối lớn mức tăng khoảng 40% - 50%) so với các tháng thường; tỷ lệ khách hàng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt chiếm 50% - 60% tại các hệ thống phân phối lớn và chiếm khoảng 30% - 40% tại các cửa hàng tiện lợi nhỏ. Giá cả hàng hóa duy trì ổn định so với thời điểm trước Tết. Sau Tết các đơn vị vẫn đảm bảo lượng hàng hóa trong kho hợp lý sẵn sàng phục vụ nhân dân. Đến ngày mùng 5 Tết, hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã mở cửa trở lại với nhiều chương trình khuyến mãi, lì xì đầu xuân cho khách hàng, hàng hóa tại các điểm bán vẫn phong phú, đa dạng, giá bán ổn định so với trước Tết đáp ứng nhu cầu mua sắm sau Tết của người dân.

Đối với các chợ trên địa bàn: Vào các ngày sát Tết, lượng hàng thực phẩm tươi sống về chợ tăng 20% và lượng khách đến mua sắm tăng trung bình 30% - 35% so với ngày thường. Giá cả hàng hóa tại chợ ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Tại các chợ truyền thống, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến, được các hộ kinh doanh và người tiêu dùng lựa chọn. Từ chiều mùng Hai Tết, một số chợ đã hoạt động trở lại tuy nhiên số lượng tiểu thương chưa nhiều. Theo phong tục truyền thống, đầu năm các mặt hàng được bày bán và tiêu thụ trong ngày này chủ yếu là hoa, quả tươi, bánh kẹo phục vụ việc đi lễ và các mặt hàng tươi sống như thủy hải sản và rau xanh; giá bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống (thịt bò, thủy sản, rau củ) tăng nhẹ so với những ngày giáp Tết. Mặc dù nhu cầu của người dân bắt đầu tăng nhưng nguồn cung các mặt hàng tương đối phong phú nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.

Đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT): Các sàn TMĐT đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại cùng chính sách, dịch vụ giúp khách hàng mua sắm thuận tiện và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa như liên kết với các tỉnh thành xây dựng các gói chương trình hàng Việt, các chương trình ưu đãi như cung cấp voucher tích lũy, voucher giảm giá và mã miễn phí vận chuyển, các chương trình ưu đãi riêng cho khách hàng thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng, chơi mini game săn mã khuyến mại… để hỗ trợ người tiêu dùng mua được sản phẩm cần thiết, giá hợp lý... Thời điểm trước Tết, số lượng đơn hàng của các sàn thương mại điện tử tăng trưởng khoảng 15 - 20% đối với các mặt hàng giỏ quà Tết, đồ uống và tăng 50% đối với mặt hàng trang trí nhà cửa, thực phẩm.

 Đối với các điểm tổ chức chợ Hoa Xuân: Số lượng hộ kinh doanh tương đương so với cùng kỳ Tết 2023. Lượng khách tham quan, mua sắm dịp Tết 2024 bắt đầu tăng từ sau ngày 23 tháng Chạp, lượng người mua tăng cao nhất trong ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 tháng Chạp) với mức tăng khoảng 20% so với những ngày trước đó. Nhu cầu của người dân tập trung chủ yếu vào các mặt hàng có giá bán ở mức trung bình. Giá bán các loại hoa, cây cảnh Tết 2024 thấp hơn so với các năm trước. Trong ngày 30 Tết, một số mặt hàng hoa tiếp tục áp dụng giảm giá 30 - 50% để thu hút người dân mua sắm, đẩy mạnh lượng hàng bán ra. Đến trước 20h00 ngày 09/02/2024 (tức ngày 30 Tết) các điểm tổ chức chợ Hoa Tết đã thực hiện việc đóng cửa, dừng hoạt động, thu dọn vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

 Tính chung tổng giá trị hàng hoá các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố đã cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đạt khoảng 37,5 nghìn tỷ đồng. Lượng hàng hóa còn lại tại các điểm bán hàng để sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp sau Tết.

 Tình hình cung ứng xăng dầu đảm bảo cung cấp đầy đủ cho thị trường Hà Nội; 100% các đơn vị kinh doanh điện triển khai phương án đảm bảo điện an toàn, củng cố cơ sở vật chất lưới điện, làm tốt công tác dự phòng, duy trì cấp điện an toàn, liên tục, ổn định trên địa bàn trong suốt dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ tại các doanh nghiệp được nghiêm túc thực hiện, không xảy ra sự cố cháy nổ, mất an toàn hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Hai ước tính đạt 1.423 triệu USD, giảm 6,6% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 824 triệu USD, giảm 6,8% và tăng 23,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 599 triệu USD, giảm 6,3% và giảm 1,4%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 193 triệu USD, tăng 18,3%; hàng dệt may đạt 175 triệu USD, tăng 10,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 155 triệu USD, tăng 36,7%; xăng dầu đạt 141 triệu USD, tăng 31,8%; hàng nông sản đạt 114 triệu USD, tăng 97,1%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 75 triệu USD, tăng 42,4%. Trong tháng, 5/12 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm với so cùng kỳ: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 191 triệu USD, giảm 7%; giày dép và các sản phẩm từ da đạt 35 triệu USD, giảm 1,9%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 18 triệu USD, giảm 11%; điện thoại và linh kiện đạt 9 triệu USD, giảm 42,7%; hàng hóa khác đạt 299 triệu USD, giảm 9,8%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 2.946 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 1.708 triệu USD, tăng 37,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.238 triệu USD, tăng 13,5%. Hai tháng đầu năm nay, nhiều nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 393 triệu USD, tăng 37,1%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 389 triệu USD, tăng 6,2%; hàng dệt may đạt 356 triệu USD, tăng 19,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 316 triệu USD, tăng 40,9%; xăng dầu đạt 286 triệu USD, tăng 38,4%; hàng nông sản đạt 232 triệu USD, gấp 2,1 lần; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 153 triệu USD, tăng 45,9%; hàng hóa khác đạt 661 triệu USD, tăng 14,9%. Riêng nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 18 triệu USD, giảm 36,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Hai ước tính đạt 3.208 triệu USD, giảm 5,7% so với tháng trước và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 2.710 triệu USD, giảm 5,7% và tăng 31%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 498 triệu USD, giảm 5,4% và giảm 7,2%. Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 524 triệu USD, tăng 43,8%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 196 triệu USD, tăng 6,3%; sắt thép đạt 165 triệu USD, tăng 40%; kim loại khác đạt 99 triệu USD, tăng 29,8%; vải đạt 81 triệu USD, tăng 59,7%; ngô đạt 75 triệu USD, gấp 3 lần cùng kỳ; hàng hóa khác đạt 1.183 triệu USD, tăng 33,5%. Trong tháng, 4/14 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Xăng dầu đạt 386 triệu USD, giảm 5,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 151 triệu USD, giảm 7,1%; chất dẻo đạt 106 triệu USD, giảm 6%; hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 55 triệu USD, giảm 11,5%.

Tính chung 02 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 6.610 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 5.586 triệu USD, tăng 31%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 1.024 triệu USD, tăng 3,1%. Một số nhóm hàng có giá trị nhập khẩu lớn như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 1.068 triệu USD, tăng 48,5%; xăng dầu đạt 793 triệu USD, giảm 20,7%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 405 triệu USD, tăng 19,6%; sắt thép đạt 338 triệu USD, tăng 66%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 306 triệu USD, tăng 7,2%; chất dẻo đạt 218 triệu USD, tăng 19,6%; kim loại khác đạt 201 triệu USD, tăng 38,4%; hàng hóa khác đạt 2.466 triệu USD, tăng 43,7%.

5.3. Vận tải và bưu chính chuyển phát

Tháng Hai là thời điểm trùng với Tết Nguyên đán nên nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương, tham quan du Xuân, Lễ hội tăng cao. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng quay trở lại trường học nên lượng phương tiện giao thông tăng đáng kể. Nhờ chất lượng phục vụ được quan tâm, cùng với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ được đẩy mạnh, hoạt động vận tải đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa.

Vận chuyển hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển tháng Hai ước đạt 32,8 triệu lượt người, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1,1 tỷ lượt người.km, tăng 2,3% và tăng 37,2%; doanh thu ước tính đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 17,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 64,9 triệu lượt người, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 2,1 tỷ lượt người.km, tăng 35,6%; doanh thu đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17%.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Hai ước tính đạt 130,7 triệu tấn, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 12,9 tỷ tấn.km, tăng 1,3% và tăng 18,2%; doanh thu ước tính đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% và tăng 18,1%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 259,9 triệu tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 25,6 tỷ tấn.km, tăng 19,7%; doanh thu đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3%.

Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải: Tháng Hai ước tính đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát: Tháng Hai ước tính đạt 1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2023.

5.4. Du lịch

Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Thành phố chú trọng đổi mới công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình tuyên truyền, quảng bá trên kênh CNN quốc tế. Xây dựng đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, trang Website, nền tảng mạng xã hội và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”. Bên cạnh đó, tiếp tục sản xuất clip, thực hiện biên tập, dịch bài thuyết minh các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố đã được chuẩn hóa sang 5 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tổ chức thiết kế, sản xuất sản phẩm quà tặng, bộ nhận diện du lịch, ấn phẩm du lịch Hà Nội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa Thủ đô, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm tham quan du lịch.

Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội (do cơ sở lưu trú phục vụ) tháng Hai ước đạt 541 nghìn lượt người, tăng 8% so với tháng trước và tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 1.043 nghìn lượt người, tăng 63,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Khách quốc tế tháng Hai ước đạt 395 nghìn lượt người, tăng 10,5% so với tháng trước và tăng 68,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đạt 753 nghìn lượt người, tăng 82,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 105,8 nghìn lượt người, tăng 64%; Trung Quốc 65,8 nghìn lượt người, gấp 4,4 lần; Mỹ 58,3 nghìn lượt người, tăng 47,7%; Nhật Bản 40,9 nghìn lượt người, tăng 59,7%; Anh 39 nghìn lượt người, tăng 66,4%; Pháp 33,5 nghìn lượt người, tăng 85,7%; Đức 28,6 nghìn lượt người, tăng 79,5 lần; Thái Lan 19,4 nghìn lượt người, giảm 17,9%; Ma-lai-xi-a đạt 18,5 nghìn lượt khách, tăng 32%; Xin-ga-po 17,9 nghìn lượt người, tăng 54,4%.

Khách nội địa tháng Hai ước đạt 146 nghìn lượt người, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách trong nước đến Hà Nội đạt 290 nghìn lượt người, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác: Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn từ 1 đến 5 sao tháng Hai ước đạt 56,2%, giảm 0,5% so với tháng trước và tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 02/2024, trên địa bàn Thành phố có 3.759 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 71,1 nghìn phòng, trong đó 606 khách sạn, khu căn hộ được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 26,4 nghìn phòng, chiếm 37,2% tổng số phòng và 16,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn tháng 02/2024 ước đạt 61,2%, tăng 0,4 % so với tháng 01/2023 và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 31 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 38 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Về hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên: Tính đến cuối tháng 02/2024 trên địa bàn Hà Nội có 1.773 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 376 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 32 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, 7 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài; 5.501 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; 2.242 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 103 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang hoạt động.

6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2024 tăng 1,01% so với tháng trước, tăng 1,33% so với tháng 12/2023 và tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 5,0% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong tháng Hai, 10/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước: Nhóm giao thông tăng 2,59% (tác động làm tăng CPI chung 0,25%) chủ yếu do giá xăng điều chỉnh tăng vào ngày mùng 01 và ngày 15/02/2024 khiến giá xăng bình quân trong tháng tăng 5,67% so với bình quân tháng trước, giá dầu diezen tăng 5,51%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,1%) do ảnh hưởng giá gas thế giới, giá gas trong nước tăng 1,03%; giá dầu hỏa tăng 2,71%; giá vật liệu xây dựng cũng đang có xu hướng tăng nhẹ. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay trùng vào tháng Hai nên nhu cầu ăn, uống, lương thực, thực phẩm tăng cao khiến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,77% (tác động làm tăng CPI chung 0,55%) trong đó giá lương thực tăng 2,43%; giá thực phẩm tăng 1,77%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,51%. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,85% (tác động làm tăng CPI 0,04%) do sau Tết đang là mùa Lễ hội đầu năm mới. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,77%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,28%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,11%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,81%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09%.

Bình quân 2 tháng đầu năm 2024 CPI tăng 5,0% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 8/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: Nhóm giáo dục tăng 38,33%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,24%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,92%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,43%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,66%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,28%; giao thông tăng 1,54%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,38%. Có 3/11 nhóm hàng CPI bình quân 2 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,38%; bưu chính viễn thông giảm 1,43%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,21%.

Chỉ số giá vàng tháng 02/2024 tăng 2,17% so với tháng trước, tăng 4,73% so với tháng 12/2023 và tăng 18,56% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 18,24% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2024 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 0,91% so với tháng 12/2023 và tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 3,74% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

7. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán

7.1. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 2 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 112,5 nghìn tỷ đồng, đạt 27,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa 108,8 nghìn tỷ đồng, đạt 28,7% dự toán và tăng 3,8%; thu từ dầu thô 0,7 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% và tăng 75%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu gần 3 nghìn tỷ đồng, đạt 11% và bằng 84,9%.

Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 2 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 22,4 nghìn tỷ đồng, đạt 31,8% dự toán năm và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7,7 nghìn tỷ đồng, đạt 28,8% và tăng 10,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 25,6 nghìn tỷ đồng, đạt 32,6% và tăng 12,9%; thuế thu nhập cá nhân 9,5 nghìn tỷ đồng, đạt 23,2% và tăng 2,3%; thu phí và lệ phí 4,6 nghìn tỷ đồng, đạt 23,7% và tăng 54,9%; thu tiền sử dụng đất 2,8 nghìn tỷ đồng, đạt 7,6% và gấp 2,4 lần; thu lệ phí trước bạ hơn 1 nghìn tỷ đồng, đạt 15,8% và giảm 2,6%.

Chi ngân sách địa phương 2 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 16,1 nghìn tỷ đồng, đạt 11% dự toán năm và tăng 48,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi đầu tư phát triển 7,5 nghìn tỷ đồng, đạt 9,3% dự toán và gấp 2,2 lần; chi thường xuyên 8,6 nghìn tỷ đồng, đạt 15,1% và tăng 10,4%.

7.2. Tín dụng ngân hàng

Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Hai, lãi suất huy động tiền gửi bằng VND của các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,7 - 3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3 - 5,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,7 - 5,6%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,1 - 10,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm theo quy định của NHNN. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Hoạt động huy động vốn: Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.431 nghìn tỷ đồng, tăng 0,84% so với tháng trước và tăng 1,79% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 4.762 nghìn tỷ đồng, tăng 0,94% và tăng 1,97%; phát hành giấy tờ có giá đạt 669 nghìn tỷ đồng, tăng 0,12% và tăng 0,58%.

Hoạt động tín dụng: Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 3.688 nghìn tỷ đồng, tăng 0,93% so với tháng trước và tăng 1,96% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.536 nghìn tỷ đồng, tăng 0,97% và tăng 2,04%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.152 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 1,9%. Các TCTD tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 01/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,85% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 15,6% trong dư nợ cho vay; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,05%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,18%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,35%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,44%.

7.3. Thị trường chứng khoán

Tính đến hết tháng Một năm 2024, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.190 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 322 doanh nghiệp và Upcom có 868 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 600,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 158,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,9% và tăng 7,5%; Upcom đạt 442,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 9,5%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Một đạt 1.415,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 307,5 nghìn tỷ đồng, giảm 5,7% và tăng 13,9%; Upcom đạt 1.108,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% và tăng 10,3%.

Thị trường cổ phiếu niêm yết (HNX): Tháng Một, khối lượng giao dịch đạt 1.587 triệu CP được chuyển nhượng, giảm 14,2% so với tháng trước và gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, giảm 16% và gấp 1,9 lần. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 1.517 triệu CP, giảm 10,7% và gấp 1,5 lần; giá trị đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, giảm 13,6% và gấp 1,9 lần.

Hoạt động cấp mã giao dịch và số tài khoản của các nhà đầu tư (NĐT): Tháng Một, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mới được 199 mã số giao dịch cho các NĐT nước ngoài (tổ chức 24 mã giao dịch; cá nhân 175 mã giao dịch). Số tài khoản giao dịch của các NĐT được cấp mới năm 2024 đạt 126 nghìn tài khoản.

8. Một số vấn đề xã hội

8.1. Tình hình tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn và công tác an sinh xã hội

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, có đổi mới trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đảm bảo người dân đón Tết trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình; mọi người, mọi nhà đều được vui xuân, đón Tết.

Đến ngày 07/02/2024 (tức 28 tháng Chạp năm Quý Mão), Thành phố đã hoàn thành công tác thăm hỏi tặng quà Tết cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người có công, người nghèo, người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu, mất sức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; các tổ chức, gia đình, cá nhân tiêu biểu; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội 2.220 nghìn suất quà với tổng số tiền 1.033 tỷ đồng, đạt 186,5% so với kế hoạch tặng quà của UBND Thành phố, tăng 198,6 tỷ đồng, (tăng 23,8% so với kết quả tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; tăng 440 nghìn suất quà, tương đương 24,8%).

Trong dịp này, Thành phố đã chi trả trợ cấp đầy đủ tháng 01 và tháng 02 năm 2024 cho gần 80,4 nghìn người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng với số tiền 367 tỷ đồng; trên 203,7 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cũng được nhận trợ cấp theo quy định với số tiền 251 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp chỉ đạo chính quyền và Công đoàn các cấp tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ", "Chợ Tết Công đoàn năm 2024", "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024"; tổ chức hỗ trợ, tặng quà, động viên, chúc Tết đoàn viên và người lao động; chăm lo cho đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết. Thành phố đã chi trên 188 tỷ đồng từ ngân sách Công đoàn, các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trên 513 nghìn lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Giáp Thìn. Riêng cấp Thành phố đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho hơn 44 nghìn lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng; tổ chức 30 chuyến xe hỗ trợ 1 nghìn công nhân lao động; hỗ trợ vé xe cho 4.395 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng; triển khai Chợ tết Công đoàn qua sàn giao dịch thương mại điện tử của Tổng Liên đoàn cho 1.197 đoàn viên với tổng số tiền gần 0,4 tỷ đồng. Công đoàn Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cũng đã phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức trao 13,3 nghìn suất quà trị giá 6,7 tỷ đồng tặng cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ vé xe ô tô cho công nhân về quê đón Tết.

8.2. Tình hình giải quyết việc làm

Tháng Hai, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 12,7 nghìn lao động, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 195,5 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 3,1 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 15 phiên giao dịch việc làm với 464 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 3,2 nghìn lao động được phỏng vấn, kết quả 1.003 lao động được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch; 8,9 nghìn lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác. Cũng trong tháng, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 4,8 nghìn người với số tiền hỗ trợ 161,9 tỷ đồng, tư vấn giới thiệu việc làm cho 3,9 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 55 người với số tiền 230 triệu đồng. Tính chung 2 tháng đầu năm, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 28,3 nghìn lao động, đạt 17,4% kế hoạch năm, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2023; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho gần 10 nghìn người với kinh phí hỗ trợ là 315 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 9 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 109 người với số tiền hơn 437 triệu đồng.

8.3. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội

Năm 2024, theo kế hoạch Thành phố giao: Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động.

Tính đến hết tháng 02/2024, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,1% dân số với 7.949 nghìn người tham gia, tăng 0,09% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước. Có

2.064 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44%), tăng 0,35% và tăng 3,96%; gần 84,7 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,4%), tăng 5,49% và tăng 20,29%. Số người tham gia BHTN là 1.997 nghìn người (chiếm 39,8%), tăng 0,35% và tăng 4,07%.

Tính đến cuối tháng Hai, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 9,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 12,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 7.040 tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 4.005 tỷ đồng).

8.4. Tình hình dịch bệnh

Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 16/01/2024 đến ngày 15/02/2024 tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát tốt, cụ thể như sau:

Bệnh Sốt xuất huyết Dengue có xu hướng giảm so với tháng trước. Trong kỳ báo cáo ghi nhận 292 ca mắc, không có ca bị tử vong; cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay toàn Thành phố có 432 ca mắc, không có trường hợp tử vong (cùng kỳ năm 2023 có 115 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh Tay chân miệng có chiều hướng giảm, ghi nhận 48 ca mắc, 0 tử vong; cộng dồn từ đầu năm đến kỳ báo cáo, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 70 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 23 ca mắc, 0 tử vong). Số ca mắc Covid-19 trên địa bàn trong tháng là 256 ca, cộng dồn từ đầu năm đến nay trên địa bàn Thành phố ghi nhận 318 ca mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong (cùng kỳ 97 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh Tay chân miệng trong kỳ ghi nhận 48 ca mắc, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 70 ca mắc, không có trường hợp tử vong (cùng kỳ 23 ca mắc, 0 tử vong). Bệnh thủy đậu 88 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 217 ca mắc, 0 tử vong); liên cầu lợn 1 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 0 ca mắc, 0 tử vong); uốn ván 2 ca mắc, 0 tử vong (cùng kỳ 0 ca mắc, 0 tử vong). Các dịch bệnh khác như dại, sởi và viêm não Nhật Bản, ho gà... được kiểm soát tốt, không ghi nhận ổ dịch. Đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội Xuân 2024, các cơ quan chức năng của Thành phố đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là ở những nơi có khu du lịch, điểm di tích, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong tháng, có 2 công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP với số tiền phạt 305 triệu đồng về các hành vi vi phạm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không đạt so với hồ sơ công bố; sản xuất, buôn bán hàng hóa có nhãn nhưng không ghi đầy đủ hoặc ghi không đúng nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn sản phẩm; quảng cáo thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố; kinh doanh hàng hóa có hình ảnh, chữ viết không đúng với bản chất của sản phẩm.

8.5. Giáo dục và đào tạo

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã duy trì lịch trực bảo vệ, công tác an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy, nổ được bảo đảm, không để xảy ra sự cố. Việc đón học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ được thực hiện chu đáo, ngay từ chiều ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết Giáp Thìn), cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học đã tới trường làm vệ sinh, rà soát các điều kiện để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường từ ngày 15/2. Học sinh và giáo viên nhanh chóng ổn định nền nếp dạy, học ngay trong những ngày đầu năm mới.

 Trong tháng, Thành phố tuyên dương các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia cấp PTTH năm học 2023-2024. Trong kỳ thi này, Thành phố Hà Nội có 234 học sinh của 10 trường trung học phổ thông tham gia, tăng 50 em so với năm học trước. Các học sinh Hà Nội đăng ký tham dự kỳ thi ở đủ 12 môn thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc. Kết quả, có 184 học sinh đoạt giải, gồm 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba và 55 giải Khuyến khích, tăng 43 giải so với năm học trước. Đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay của học sinh Thành phố; năm thứ 12 liên tiếp Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông.

Đến hết tháng Hai, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố đạt 64,3%, trong đó công lập 79,3%, cụ thể: Trường mầm non đạt tỷ lệ 55%, trong đó công lập 77,5%; Trường Tiểu học đạt 72,7%, trong đó công lập 77,2%; Trường Trung học cơ sở đạt 81%, trong đó công lập 87%; Trường Trung học phổ thông đạt 37,1%, trong đó công lập 67,2%.

Về giáo dục nghề nghiệp, 2 tháng đầu năm 2024 các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh được 35,5 nghìn lượt người (cao đẳng 950 người; trung cấp 1,2 nghìn người; sơ cấp 33,3 nghìn người), đạt 15% Kế hoạch tuyển sinh năm 2024. Đến nay, Thành phố có 314 đơn vị đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó 68 trường cao đẳng, 58 trường trung cấp, 55 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề, 113 doanh nghiệp, loại hình khác.

8.6. Hoạt động văn hóa, thể thao

Hoạt động văn hóa: Trong tháng Hai, Thành phố đã thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, triển lãm ảnh chào đón năm mới Giáp Thìn và chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang trí 229 cụm pano; 07 cụm mô hình; 2.000 băng rôn dọc; 3.024 Quốc Kỳ và Đảng Kỳ; 08 cụm cờ; 01 cuộc triển lãm chuyên đề; 04 buổi Tuyên truyền lưu động; 01 Bản tin Văn hoá Hà Nội số chuyên đề và nhiều bài đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hà Nội với nội dung “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn 2024”. Tiếp tục duy trì trang trí chiếu sáng mỹ thuật tại các tuyến phố, tuyến đường trọng điểm của Thủ đô, các vị trí cửa ngõ ra vào Thành phố, vị trí tại các vòng xoay, đảo giao thông... Tuyên truyền các hoạt động Tết kết hợp tuyên truyền, quảng bá các hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội trên hệ thống 50 màn hình Led. Đặc biệt đêm 30 Tết diễn ra Chương trình Lễ hội ánh sáng, nghệ thuật – Rực rỡ Thăng Long tại khu vực Hồ Tây với chủ đề: Giao Thừa Long Hội (Một ngày Kinh đô - Ngàn năm lịch sử); Rồng thiêng hội tụ nơi kinh kỳ, kết nối những hình ảnh đẹp nhất của vùng đất ngàn năm văn hiến. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu điểm trong thời khắc đón chào năm mới Giáp Thìn trên địa bàn Thủ đô, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong nước, quốc tế và truyền thông, đồng thời đã tạo thêm vị thế, sự hấp dẫn, thu hút của điểm đến Thủ đô Hà Nội với du khách trong nước và quốc tế.Cũng trong thời gian này, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Thành phố đã tổ chức 24 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới”; 100% các quận, huyện, thị xã đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, phong phú tại các điểm vui chơi, giải trí, các điểm bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa, cùng với

105 buổi biểu diễn nghệ thuật quần chúng.

Các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố đã tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân đến dâng hương, tham quan du lịch tất cả các ngày trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Ước tính trong tháng Hai, các di tích đã đón hơn 336,9 nghìn lượt khách tham quan, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,4% kế hoạch năm, nâng số lượt khách tham quan trong 2 tháng đầu năm 564,5 nghìn lượt người, đạt 20,7%. Doanh thu phí tháng Hai 19,6 tỷ đồng, đạt 26,1%, lũy kế 2 tháng đầu năm doanh thu phí tham quan 31,3 tỷ đồng đạt 41,8%. Tại Bảo tàng Hà Nội trong tháng Hai mở cửa đón 2,3 nghìn lượt khách, lũy kế 2 tháng đầu năm đón 14 nghìn lượt khách.

Trong tháng Hai, Thành phố đã tổ chức được 175 buổi diễn gồm cả phục vụ nhiệm vụ chính trị và biểu diễn có doanh thu với tổng số tiền là 3,8 tỷ đồng thu hút trên 66,7 nghìn lượt khán giả. Lũy kế từ đầu năm tới nay, Thành phố tổ chức được 340 buổi biểu diễn với 107,4 nghìn lượt khán giả, doanh thu đạt 9,8 tỷ đồng (doanh thu đạt 20% kế hoạch giao, số buổi biểu diễn đạt 15,5% kế hoạch và lượt khán giả đạt 14,4%).

Hoạt động thể thao: Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các quận, huyện, thị xã đã triển khai, tổ chức 635 giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho Nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận. Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc như: Các trò chơi dân gian, Vật cổ truyền, Bắn nỏ, Cờ người, Đẩy gậy, Kéo co, Nhảy bao... đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Võ, Quần vợt, Bóng bàn...

8.7. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Theo số liệu tổng hợp từ Công an thành phố Hà Nội, tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tháng Hai (từ 15/01/2024 đến 14/02/2024) trên địa bàn Hà Nội như sau:

Phạm pháp hình sự: Trong tháng đã phát hiện 505 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 308 vụ do công an khám phá. Số đối tượng vi phạm bị bắt giữ theo luật là 513 đối tượng. Phát hiện, bắt giữ 431 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 488 đối tượng, thu nộp ngân sách 10,6 tỷ đồng. Cộng dồn từ đầu năm 2024, phát hiện hơn 1 nghìn vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 1,2 nghìn đối tượng; số vụ vi phạm pháp luật về kinh tế là 1,2 nghìn vụ, bắt giữ 1,3 nghìn đối tượng.

Tệ nạn xã hội: Trong tháng đã phát hiện 69 vụ cờ bạc, bắt giữ 370 đối tượng. Tổng số vụ vi phạm pháp luật về ma tuý bị phát hiện là 243 vụ, bắt giữ 382 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 229 vụ với 313 đối tượng.

Tai nạn giao thông: Tháng Hai, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 126 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 65 người chết và bị thương 98 người. Chia theo mức độ nghiêm trọng có 2 vụ tai nạn rất nghiêm trọng làm 4 người chết; 67 vụ nghiêm trọng làm 61 người chết và 28 người bị thương; 57 vụ tai nạn ít nghiêm trọng và va chạm làm 70 người bị thương. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Thành phố xảy ra 280 vụ tai nạn giao thông, trong đó 277 vụ tai nạn giao thông đường bộ và 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm 128 người chết và 233 người bị thương.

Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Trong tháng, phát hiện 636 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 640 đối tượng; xử lý 634 vụ với 645 đối tượng; thu nộp ngân sách gần 4,9 tỷ đồng. Cũng trong tháng Hai, trên địa bàn Thành phố xảy ra 110 vụ cháy làm 5 người chết và 1 người bị thương, trong đó có 2 vụ cháy nghiêm trọng làm 05 người chết và 01 người bị thương; 15 vụ cháy trung bình và 93 vụ cháy nhỏ. Hiện tại các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân cháy và đánh giá thiệt hại về tài sản do các vụ cháy gây ra. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Thành phố xảy ra 209 vụ cháy làm 5 người chết và 1 người bị thương (2 tháng năm 2023 xảy ra 62 vụ cháy làm 7 người bị thương)./.


File đính kèm